
-
Khu đô thị Bình Quới -Thanh Đa, TP.HCM sẽ có trung tâm chiếu phim 3.000 chỗ
-
Quy định chi tiết cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội
-
Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link chính thức được đón tàu container trọng tải đến 232.494,5 DWT
-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh sau hợp nhất
-
TP.HCM thúc tiến độ nút giao An Phú hoàn thành cuối năm 2025 -
Dự án LNG Cà Ná gia hạn thời gian chọn nhà đầu tư đến ngày 19/7
Từ một tỉnh nghèo, Quảng Ngãi vươn lên thành một trong 10 địa phương thu ngân sách cao, có điều tiết cho ngân sách trung ương. GRDP bình quân đầu người tăng lên 52,6 triệu đồng/năm (tương đương 2.447 USD) và đang có xu hướng ngày càng tăng lên.
20 năm trước, khó có ai tin rằng, trên vùng cát trắng rộng mênh mông, bạt ngàn cây dại, nơi có thời tiết khắc nghiệt gây vô vàn khó khăn cho sản xuất, mưu sinh của người dân, lại hình thành nên một khu kinh tế (KKT) ven biển đầu tiên của cả nước, an toàn về môi trường và hiệu quả về kinh tế cho đến nay.
![]() |
Khu Đô thị - Công nghiệp và Dịch vụ VSIP rộng cửa đón nhà đầu tư. Ảnh: H.M |
Ngay khi mới thành lập, KKT Dung Quất trực tiếp thuộc Chính phủ quản lý. Vì vậy, được áp dụng những cơ chế ưu đãi vượt trội, lĩnh vực đầu tư chiến lược cũng đã được Trung ương và địa phương tính toán khoa học, đẩy mạnh triển khai quyết liệt, lấy hạt nhân là Nhà máy Lọc dầu Dung Quất làm tiền đề cho việc xây dựng Trung tâm Lọc hóa dầu Quốc gia.
Đến nay, Quảng Ngãi đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất đến năm 2025, từ 10.300 ha lên 45.332 ha; lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; quy hoạch ngành; quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đô thị (Vạn Tường, Dốc Sỏi, Sa kỳ), cảng Dung Quất 2, KCN nặng Dung Quất 2, các khu tái định cư, KCN nhẹ Bình Hòa - Bình Phước…
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất từ khi được đầu tư xây dựng với quy mô hiện đại bậc nhất Đông Nam Á đã là cú hích phát triển kinh tế Quảng Ngãi, nét son của ngành lọc hóa dầu Việt Nam, hình mẫu công nghiệp hóa - hiện đại hóa cho một miền Trung.
Từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, đã kéo theo những nhà máy khâu sau hóa dầu và nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác đang chờ cơ hội vươn vai đứng dậy để trở thành người khổng lồ.
Sắp tới đây, Dự án Khu đô thị - Công nghiệp Dung Quất do nhà đầu tư Hoàng Thịnh Đạt đến từ Hà Nội với số vốn hơn 2.000 tỷ đồng sẽ góp thêm vào những điểm nhấn về thế mạnh hạ tầng thu hút đầu tư vào Quảng Ngãi thông qua “cánh cửa” KKT Dung Quất.
VSIP Quảng Ngãi cũng là một trong những hình mẫu mà các nhà đầu tư từ Singapore đem đến Quảng Ngãi, mở ra một cánh cửa hấp dẫn khác bên cạnh KKT Dung Quất.
Dự án này, khi ông Võ Văn Thưởng là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (nay là Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương) đã khẳng định là nét chấm phá độc đáo về một khu đô thị hiện đại, lãng mạn, nơi hội tụ của công nghệ cao và chất lượng cuộc sống hoàn hảo.
Không dễ gì để nhà đầu tư Singapore dừng chân tại mảnh đất khô cằn, sỏi đá. Nhưng Quảng Ngãi đã vượt qua những khó khăn, gian nan ấy bằng sự kiên trì, nhiệt tình, cởi mở, chân tình và hơn hết là tiềm năng mà nhà đầu tư thực sự nhìn thấy.
Vì vậy, đây có thể được xem là thành công lớn trong thập kỷ vừa qua của Quảng Ngãi. “Cánh cửa VSIP Quảng Ngãi đang rất rộng mở đón nhà đầu tư, dù là khó tính nhất. Tại đây, chúng tôi đang áp dụng những chính sách ưu đãi, thông thoáng, nhanh chóng, tiện lợi và rút ngắn thủ tục đầu tư khi nhà đầu tư tìm đến để dừng chân”, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ khẳng định.
Mở rộng cửa đón các nhà đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp, VSIP Quảng Ngãi quyết liệt thực hiện cải cách thủ tục hành chính tạo tâm lý thoải mái, hài lòng nhất cho các nhà đầu tư bằng những việc làm cụ thể thông qua cải thiện Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
“Chỉ số PCI giảm bậc liên quan đến đơn vị nào, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm. Quảng Ngãi sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu liên quan đến cải cách thủ tục hành chính và thu hút đầu tư”, ông Lê Viết Chữ nhấn mạnh.
Hiệu quả từ sự chỉ đạo cải cách quyết liệt ấy là việc nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đến nghiên cứu đầu tư vào tỉnh, như Dự án Khu đô thị cao cấp Ngọc Việt, Khu lâm viên đô thị Thiên Bút của Công ty Thiên Tân; các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp của Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Mường Thanh, dự án nhà máy thép của Tập đoàn Tôn Hoa Sen, thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi. Thực tế cho thấy các khu công nghiệp tại Quảng Ngãi đang là sự lựa chọn và điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp đến đầu tư phát triển.
Với những chính sách đồng bộ về thu hút đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, Quảng Ngãi đã và đang trở thành điểm hẹn của các nhà đầu tư, là trung tâm kinh tế công nghiệp phát triển mạnh tại khu vực miền Trung.
-
Sơn Hải đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Bắc Nam, đoạn Quảng Ngãi - Dầu Giây -
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải, tổng vốn hơn 2.700 tỷ đồng -
Rõ dần phương án thu phí 18 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới sau hợp nhất -
Đồng Nai chấp thuận cho doanh nghiệp lập dự án đường trên cao dọc Quốc lộ 51 -
Quảng Ngãi: Chấp thuận chủ trương đầu tư 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
TP.HCM vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Đảm bảo việc đầu tư xây dựng dự án không bị gián đoạn
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh