
-
Nút thắt mặt bằng “ghìm chân” hai dự án ven biển ở Quảng Trị
-
Nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng ở Đà Nẵng
-
Khu thương mại tự do Đà Nẵng mở ra giai đoạn phát triển mới
-
Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
Dồn dập đề xuất xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở TP.HCM -
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng
Theo báo cáo tại cuộc họp, đến hết ngày 31/12, giải ngân nguồn vốn đầu tư công của Quảng Ninh năm 2022 đạt gần 14.987 tỷ đồng, bằng 95% tổng kế hoạch vốn điều hành của tỉnh và đạt trên 120% kế hoạch pháp lệnh về giải ngân đầu tư công của Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm.
Năm 2023, nguồn vốn đầu tư công kế hoạch của tỉnh là 13.200 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách cấp tỉnh là hơn 8.600 tỷ đồng, còn lại là nguồn ngân sách cấp huyện và xã. UBND tỉnh đã hoàn thành việc phân khai nguồn vốn đối với các địa phương, đơn vị, đồng thời xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện thu tiền sử dụng đất đối với từng dự án và mốc thời gian hoàn thành đảm bảo nguồn vốn phục vụ chi đầu tư công. Với mục tiêu đầu tư sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước, không đầu tư dàn trải, tỉnh xác định chỉ thực hiện khởi công mới dưới 10 công trình từ nguồn vốn ngân sách tỉnh trong năm 2023.
![]() |
Ông Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì cuộc họp. |
Tại cuộc họp, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã tập trung đánh giá, phân tích về công tác giải ngân nguồn vốn đầu tư công, nhất là các nội dung, giải pháp cần thực hiện trong năm 2023; phương án tháo gỡ các khó khăn liên quan đến hồ sơ, thủ tục về lĩnh vực tài nguyên, nguồn vật liệu san lấp, công tác quy hoạch xây dựng …
Đối với kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, Quảng Ninh đặt mục tiêu hoàn thành 80% vào tháng 9 và 100% vào ngày 31/12/2023. Để hoàn thành mục tiêu này, các địa phương, đơn vị được giao làm chủ đầu tư hoàn thành phân khai kế hoạch vốn các dự án có mục tiêu trước ngày 31/12/2022 theo đúng tinh thần Nghị quyết 136/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh.
Đối với các dự án khởi công mới năm 2023 từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cũng như nguồn vốn ngân sách cấp huyện phải hoàn thiện phê duyệt đấu thầu trong quý I/2023 và lựa chọn được đơn vị thi công trong quý II. Riêng các dự án từ nguồn ngân sách tỉnh liên quan đến trụ sở công an cấp xã, trường học, phải phê duyệt dự án trong tháng 2/2023 để phê duyệt nguồn vốn vào tháng 3.
Đối với các dự án chuyển tiếp, các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị được giao làm chủ đầu tư đôn đốc nhà thầu tập trung triển khai thi công ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm mới đảm bảo khối lượng giải ngân theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy.
-
Dồn dập đề xuất xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở TP.HCM -
Môi trường kinh doanh Việt Nam trong mắt nhà đầu tư Mỹ: Cơ hội vẫn hiện hữu -
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư -
TP.HCM kích hoạt cơ chế đặc thù chuẩn bị khởi công tuyến metro số 2 -
Dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng có vốn 10.750 tỷ đồng -
Quảng Ninh: Đẩy nhanh vốn mồi vào nền kinh tế
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower