-
Vẫn chưa bàn giao xong mặt bằng Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông Tây -
Nghệ An chi 186 tỷ đồng xây dựng hồ điều hòa cạnh Đại lộ Vinh - Cửa Lò -
TP.HCM: Chuyển 11 dự án cho ban quản lý xây dựng các quận, huyện thực hiện -
TP.HCM: Làm tuyến đường sắt xuyên tâm nội đô có ảnh hưởng, tác động xã hội lớn -
Hậu soát xét, Dự án thành phần 3 vành 4 TP. Hà Nội giảm tới 2.991 tỷ đồng -
Trình phương án đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku trị giá 36.594 tỷ đồng
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2020 - 2025) Ảnh: Thanh Tân |
Dấu ấn với những quyết sách đúng
Nhớ lại, chỉ cách đây hơn hai chục năm, nếu từ các tỉnh, thành phố khác, muốn đi Hồng Gai, rồi từ đó đi ra Móng Cái thì mới thấy cảnh “lụy phà” khổ như thế nào. Hàng đoàn xe nối đuôi nhau, cả xe to, xe nhỏ, xe chở hàng hóa cứ lần lượt chờ, lần lượt xuống phà qua lại hai bên dòng Cửa Lục - phà Bãi Cháy. Một hành trình gian nan.
Nhưng rồi, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XI (2001- 2005) và lần thứ XII (2005 - 2010) đã khơi dậy, đột phá, đánh dấu sự trở mình của Quảng Ninh. Cầu Bãi Cháy đã được khởi công ngày 18/5/2003. Và sau 3 năm, đến ngày 2/12/2006, cầu được khánh thành. Có thể nói, đây là “cây cầu trong mơ”, là cây cầu đã thực hiện “sứ mệnh lịch sử”. Rồi để từ đây, “nút thắt, điểm nghẽn” hàng bao năm của Quảng Ninh đã được tháo gỡ. Đi lại đã bắt đầu hanh thông. Và một Quảng Ninh bắt đầu vươn mình đứng dậy, đặt những bước chân của sự quyết đoán, dám làm và những quyết sách để làm nên một Quảng Ninh như hôm nay. Dấu ấn của những năm đầu thế kỷ XXI, thế kỷ mới của Quảng Ninh là thế đó!
Thực sự, mỗi bước tiến quan trọng như từng viên gạch góp phần xây dựng nền tảng vững chắc để tỉnh Quảng Ninh tiếp tục hội tụ và lan tỏa, phát triển bền vững trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.
Quảng Ninh được coi là một hiện tượng phát triển của đất nước, một hình mẫu chuyển đổi mô hình tăng trưởng thành công từ chiều rộng sang chiều sâu, từ dựa vào tài nguyên khoáng sản thô là chủ yếu sang du lịch và dịch vụ, với GDP tăng trưởng ngoạn mục, từ 8,8% năm 2014 lên mức hai con số suốt nhiều năm, cả trong thời gian đại dịch Covid-19 vừa qua.
Có thể khẳng định, Quảng Ninh đã bắt đầu bứt phá và tăng tốc từ giai đoạn 2011-2015 với cách làm sáng tạo, quyết liệt trong việc thực hiện 3 đột phá chiến lược: hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực và cải cách hành chính.
Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính khi đó chính là người đã khởi xướng chuyển đổi chiến lược từ kinh tế “nâu” sang kinh tế “xanh” (từ khai khoáng sang phát triển du lịch, dịch vụ). Đây thực sự là quyết định lịch sử và Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2012 đã thu hút tới hơn 1.000 người, trong khi khách mời dự kiến ban đầu chỉ vài trăm. Nhiều nhà đầu tư lớn đã tìm đến sau Hội nghị như Texhong (Hồng Kông), Rent A Port (Vương quốc Bỉ), SE (Nhật Bản), Vingroup, Sun Group...
Phương thức đầu tư vẫn được kế thừa từ thành công của nhiệm kỳ 2010-2015, với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”. Cứ một đồng ngân sách bỏ ra có thể huy động được 8 - 9 đồng từ khối tư nhân tham gia đầu tư vào Quảng Ninh.
Chính nhờ tư duy đột phá và quyết tâm chính trị mạnh mẽ đó, sang nhiệm kỳ 2016-2020, Vân Đồn - sân bay tư nhân đầu tiên đã được quy hoạch và xây dựng thần tốc. Sun Group chính là nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn bằng kế hoạch đầu tư Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, được khởi công xây dựng tháng 3/2016 và hoàn thành ngày 30/12/2018. Không chỉ hàng không, Sun Group còn đầu tư Cảng tàu khách du lịch quốc tế Hạ Long (1.032 tỷ đồng) và tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn (11.857 tỷ đồng).
Đây chính là tinh thần “dám nghĩ, dám làm” của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trong sự năng động, sáng tạo, quyết tâm đổi mới trong nhận thức, tư duy và hành động.
Nhiều đổi mới đột phá
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, sau 36 năm thực hiện công cuộc Đổi mới với 15 kỳ Đại hội, nhất là trong hơn 10 năm thực hiện Cương lĩnh Xây dựng đất nước từ thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đến nay, Quảng Ninh đã trở thành trung tâm đổi mới của Vùng đồng bằng Bắc bộ, cực tăng trưởng toàn diện của phía Bắc. Trong 7 năm liên tục (2016-2023), Quảng Ninh đạt tốc độ tăng trưởng GRDP ở mức 2 con số, tốc độ đô thị hóa đứng ở tốp đầu cả nước. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện đáng kể; quy mô, tiềm lực của nền kinh tế tăng lên rõ rệt; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.
Bằng quyết tâm chính trị cao nhất, giai đoạn 2021-2023, tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 10,4%/năm, cao hơn chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2020 -2025) đề ra, lập nên kỳ tích trong công cuộc Đổi mới. Quy mô kinh tế năm 2023 dự kiến đạt trên 312.000 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2020. GRDP bình quân đầu người năm 2023 dự kiến đạt 9.469 USD, gấp 1,4 lần so với năm 2020, cao nhất khu vực phía Bắc.
Với quan điểm, mọi người dân Quảng Ninh đều được hưởng thành quả tăng trưởng, không để ai bị bỏ lại phía sau, trong 5 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành 19 chính sách riêng về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và ưu tiên bố trí nguồn lực lớn cho các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, yếu thế; từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền.
Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh còn là địa phương đi đầu cả nước về thực hiện các mô hình có tính đột phá như mô hình Dân tin - Đảng cử; mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh; mô hình lãnh đạo công, quản trị tư, đầu tư tư, sử dụng công, sở hữu công, quản trị tư; mô hình lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư gắn với thúc đẩy xã hội hóa nguồn lực và quản lý; mô hình thúc đẩy chính quyền số, chính quyền điện tử...
Đặc biệt, trong 3 năm (2020, 2021, 2022), dù chịu tác động tiêu cực, nghiêm trọng chưa từng có do đại dịch Covid-19, song Quảng Ninh vẫn tự lực, tự cường, kiên cường, bằng những quyết sách đúng đắn, táo bạo, sát thực tiễn, phát huy hiệu quả, giữ vững địa bàn an toàn, ổn định, phát triển trong trạng thái bình thường mới, chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, trở thành một trong số ít địa phương điển hình, điểm sáng của cả nước về phòng, chống Covid-19.
Khi đó, tỉnh đã thực hiện thành công “mục tiêu kép”, với tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2020 đạt 10,05%, năm 2021 đạt 10,28%, GRDP năm 2022 đạt 10,28%, thu ngân sách nhà nước đạt 56.500 tỷ đồng (thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước có số thu nội địa cao).
Thêm vào đó, với quan điểm giao thông đi trước một bước, tỉnh Quảng Ninh đổi mới phương thức huy động, khơi thông, kết nối nguồn lực bằng cách “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”; tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển gắn với cơ cấu lại đầu tư công hằng năm đều đạt trên 53% tổng chi ngân sách địa phương và kiên trì thực hiện có hiệu quả đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.
Quảng Ninh cũng tập trung tạo đột phá trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nằm trong nhóm đứng đầu cả nước nhiều năm liên tục về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số Hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI).
Ngay từ năm 2013, Quảng Ninh tiên phong triển khai Chương trình Mỗi xã/phường một sản phẩm, với mục tiêu phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Chương trình này của Quảng Ninh trở thành điển hình và được Chính phủ quyết định nhân rộng ra toàn quốc.
Đến hết năm 2022, tỉnh hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đồng thời, cũng hoàn thành trước 3 năm Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 để chuyển sang giai đoạn xây dựng và triển khai theo chuẩn nghèo đa chiều mới của tỉnh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã từng nhấn mạnh: “Quảng Ninh đã vượt khó và đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, trở thành một những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng Đồng bằng Bắc bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc như đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc với tỉnh vào ngày 6/4/2022. Những kết quả đạt được đó đến từ nỗ lực, dám dấn thân, đóng góp to lớn của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; các cấp, các ngành, các lực lượng vũ trang, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ tỉnh tới cơ sở; sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh”.
-
Vẫn chưa bàn giao xong mặt bằng Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông Tây -
Nghệ An chi 186 tỷ đồng xây dựng hồ điều hòa cạnh Đại lộ Vinh - Cửa Lò -
TP.HCM: Chuyển 11 dự án cho ban quản lý xây dựng các quận, huyện thực hiện -
TP.HCM: Làm tuyến đường sắt xuyên tâm nội đô có ảnh hưởng, tác động xã hội lớn
-
Hậu soát xét, Dự án thành phần 3 vành 4 TP. Hà Nội giảm tới 2.991 tỷ đồng -
Bước tiến mới tại “siêu” dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ -
Trình phương án đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku trị giá 36.594 tỷ đồng -
Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án -
Năm 2024, Nghệ An thu hút 1,7 tỷ USD vốn FDI, cao nhất từ trước đến nay -
Thừa Thiên Huế điều chỉnh quy hoạch chung Khu công nghiệp Phong Điền -
Ninh Thuận: Thêm dự án du lịch chậm tiến độ bị thu hồi đất
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?