
-
6 tháng đầu năm, Thành phố Đà Nẵng tăng trưởng 9,4%
-
Soilbuild International khởi công tổ hợp nhà xưởng cho thuê Spectrum Hưng Yên 2025
-
Quảng Ngãi cho thuê gần 38 ha mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
-
Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, 6 tháng đạt hơn 487 triệu USD
-
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD -
Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư
Tại cuộc họp, Đại diện chủ đầu tư Công ty TNHH đầu tư Central Capital cho biết: doanh nghiệp đang hợp tác với Công ty Xekong Power Plant (Lào) để vận chuyển than từ mỏ Kaleum (Lào) về Quảng Trị bằng hình thức băng tải với tổng chiều dài 160 km, trong đó qua địa bàn tỉnh Quảng Trị dài 70 km, Dự án bao gồm 2 hợp phần là cảng chuyên dụng và hệ thống băng tải.
Trong đó, cảng chuyên dụng và hạ tầng cảng đáp ứng tiếp nhận tàu 50.000 DWT, công suất tiếp nhận 30 triệu tấn hàng/năm; hạ tầng đồng bộ và hiện đại bao gồm: cầu tàu, đê chắn sóng, kho chứa hàng, bãi đỗ xe, cấp điện, cấp thoát nước; vị trí xây dựng tại xã Hải An, huyện Hải Lăng.
Phần băng tải gồm xây dựng băng tải kín, đi nổi trên cầu máng và hệ dầm, giàn thép. Điểm đầu tuyến tại bãi tập kết gần Cửa khẩu quốc tế La Lay, điểm cuối tuyến tại cảng chuyên dụng; chiều dài toàn tuyến hơn 70 km, bề rộng băng tải là 6 m, vận hành bằng nguồn điện.
Dự án có tổng diện tích sử dụng đất 185 ha (phần cảng chuyên dụng 100 ha, băng tải 45 ha, kho bãi đề phòng sự cố 40 ha), tổng mức đầu tư 7.500 tỷ đồng (phần cảng chuyên dụng là 2.500 tỷ đồng, phần băng tải là 5.000 tỷ đồng). Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2023 - 2026.
Theo nhà đầu tư, doanh thu từ hệ thống băng tải đạt khoảng 2.350 tỷ đồng/năm, vận hành cảng chuyên dụng khoảng 1.000 tỷ đồng/năm, dự kiến nộp ngân sách khoảng 800 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, địa phương còn có nguồn thu ngân sách từ hợp đồng kinh doanh than của các doanh nghiệp trên địa bàn cho 20 triệu tấn than đá/năm (khoảng 4.000 tỷ đồng).
Phát biểu kết luận, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng và các phó chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Đây là dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay và chưa có tiền lệ khi vận tải than đá qua biên giới bằng hệ thống băng tải. Đặc biệt, dự án sẽ nâng tầm hợp tác kinh tế, xứng tầm với hợp tác chính trị giữa 2 nước Việt Nam - Lào.
Với lợi ích mà Dự án có thể mang lại, như đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời hiện thực hóa tuyến vận tải hàng hóa từ Cửa khẩu quốc tế La Lay đi cảng Mỹ Thủy, trên cơ sở ý kiến tham gia của lãnh đạo các sở, ngành, địa phương và nhà đầu tư, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành, địa phương tích cực phối hợp nhà đầu tư để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, hoàn chỉnh thủ tục đầu tư Dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư.
-
Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư -
“Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc -
Doanh nghiệp Việt Nam - Argentina tìm cơ hội hợp tác trong kỷ nguyên mới -
Khu đô thị Bình Quới -Thanh Đa, TP.HCM sẽ có trung tâm chiếu phim 3.000 chỗ -
Quy định chi tiết cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội -
Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link chính thức được đón tàu container trọng tải đến 232.494,5 DWT -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh sau hợp nhất
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số