-
SuperPort Việt Nam tham vọng đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040 -
Nhiều cụm công nghiệp ở Quảng Ngãi: “Trắng” xử lý nước thải -
Green i-Park chung tay khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Bình -
Ngành giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu - góc nhìn từ hậu quả siêu bão Yagi -
Việt Nam cần các chính sách dài hạn để phát triển kinh tế tuần hoàn -
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể
Dự án phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đông Hà do UBND TP. Đông Hà làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư gần 1.153 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng của tỉnh là 192,23 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2027.
Dự án có quy mô gồm 7 công trình: Xây dựng tuyến kè kết hợp nạo vét dòng chảy từ hạ lưu tràn xả lũ hồ Trung Chỉ đến cánh đồng phường Đông Lương và hệ thống công trình trên tuyến kè; cải tạo hệ thống thoát nước hạ lưu hồ Khe Mây gồm kè kênh chính và kè kênh nhánh với chiều dài 3.404,8m; nâng cấp hạ tầng Nam sông Hiếu; xây dựng tuyến kè và kết hợp nạo vét dòng chảy Hói Sòng với chiều dài 4.690 m; kè bờ Tây sông Thạch Hãn và bờ Bắc sông Vĩnh Phước với tổng chiều dài 7.018 m; cải tạo khu thu nhập thấp hạng mục đường giao thông; cải tạo khu thu nhập thấp hạng mục đường thoát nước.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến chủ trì cuộc họp |
Tại cuộc họp, UBND TP. Đông Hà và đơn vị tư vấn đã trình bày các phương án, phân tích tính ưu việt và hạn chế của từng phương án, đồng thời đề xuất với UBND tỉnh phương án điều chỉnh thiết kế của một số hạng mục công trình phù hợp với hiện trạng và phát huy công năng sử dụng.
Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến đề nghị chủ đầu tư, đơn vị tư vấn cần rà soát, nghiên cứu tính toán phương án thiết kế phù hợp đối với từng công trình, hạng mục cụ thể. Nghiên cứu làm rõ một số nội dung của các tuyến kè như cao trình, cấu tạo mái kè; thiết kế các tuyến thoát nước thải phù hợp; nghiên cứu phương án xử lý nước thải trước khi thoát ra các dòng sông. Ưu tiên thực hiện các công trình theo hướng đảm bảo hiện trạng, có thể bổ sung thêm các hạng mục cảnh quan đô thị.
Phó chủ tịch Lê Đức Tiến cũng đề nghị tổ chức lại việc lấy ý kiến người dân trước khi thực hiện dự án nếu thấy cần thiết nhằm vừa đảm bảo quy hoạch và thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục nỗ lực giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tổ chức triển khai đồng thời các bước để đẩy nhanh tiến độ dự án.
-
Green i-Park chung tay khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Bình -
Ngành giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu - góc nhìn từ hậu quả siêu bão Yagi -
Việt Nam cần các chính sách dài hạn để phát triển kinh tế tuần hoàn -
Hà Nội tăng cường bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản -
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể -
Tỉnh đầu tiên của Việt Nam thu được tiền nhờ giảm phát thải carbon khi trồng lúa -
Không nên chờ đến 2028 mới vận hành chính thức thị trường tín chỉ carbon Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam