
-
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu
-
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản
-
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93%
-
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46%
-
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương -
Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
![]() |
Quốc hội thảo luận tại hội trường các nội dung về điều chỉnh tiền lương |
Nhiều tác động tích cực
Mới được bổ sung vào chương trình Kỳ họp thứ bảy, nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024 đã được Quốc hội thảo luận cả ở tổ và hội trường.
Trong thời gian chưa đủ điều kiện bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%), bổ sung quỹ tiền khen thưởng bằng 10% lương cơ bản. Chính phủ cũng đề xuất điều chỉnh lương hưu 15%, trợ cấp ưu đãi người có công tăng 35,7% và trợ cấp xã hội tăng 38,9%. Với người hưởng lương hưu từ trước năm 1995 được trợ cấp thêm 0,3 triệu đồng đối với người có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng, người có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng…
Những đề xuất trên, theo đánh giá của Chính phủ, “là giải pháp khả thi nhất, tốt nhất trong bối cảnh chưa có đủ điều kiện bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay”, sẽ tác động tích cực đến nhiều nhóm đối tượng trong xã hội, tạo hiệu ứng tốt và rất lớn trong xã hội.
Trong đó, mức tăng lương cơ sở 30% là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, góp phần cải thiện đời sống người hưởng lương và các đối tượng hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp và các chính sách hỗ trợ gắn với mức lương cơ sở. Điều này tạo động lực nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, góp phần ổn định xã hội, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chế độ, chính sách trợ cấp, phụ cấp trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn. Phương án này cũng cải thiện đời sống người hưởng lương và trợ cấp; đồng thời, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị xã hội.
Thẩm tra, Ủy ban Xã hội của Quốc hội thống nhất với quan điểm cần thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách liên quan theo lộ trình phù hợp, từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, phù hợp với khả năng chi trả của ngân sách nhà nước.
Cần công thức tính tiền lương theo mức tăng GDP
Thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của Ủy ban Xã hội.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Như Ý (Đồng Nai), khối công chức đã dừng tăng lương 3 năm do tác động của đại dịch Covid-19, nên tới thời điểm này, việc tăng lương cho khối công chức từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu (khoảng 30%) là phù hợp.
“Tăng lương từ ngày 1/7 là mong mỏi của cán bộ, công chức, của khu vực công cũng như người lao động ở khu vực doanh nghiệp”, đại biểu Như Ý nhấn mạnh.
Đánh giá rất cao báo cáo của Chính phủ về cải cách tiền lương, đại biểu Lê Văn Khảm (Bình Dương) cho rằng, đến thời điểm hiện tại, giải pháp tối ưu nhất là nâng lương cùng với bổ sung quỹ tiền thưởng, trong khi đề án vị trí việc làm cần tiếp tục được nghiên cứu.
Trong thời gian chưa đến 50 phút thảo luận tại hội trường vào cuối chiều 26/6, chỉ có 6 đại biểu nêu ý kiến về chính sách tiền lương.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nhìn nhận, các chế độ chính sách gắn với mức lương cơ sở đều được tăng tương ứng với lương cán bộ, công chức, bảo đảm hài hoà, công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng hưởng lương, trợ cấp, tạo sự thống nhất cao trong các tầng lớp xã hội.
“Mức lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, ngoài việc cải thiện đời sống của người hưởng lương và trợ cấp, còn đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người hưởng lương từ ngân sách”, đại biểu Hòa nhìn nhận.
Vẫn theo vị đại biểu Đồng Tháp, việc bổ sung quỹ tiền thưởng 10% là chính sách nhân văn trong khen thưởng, động viên, khích lệ đội ngũ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang…
“Đề nghị Chính phủ chỉ đạo ổn định giá cả thị trường, chống lạm phát, nhất là những mặt hàng tiêu dùng, không để giá cả ‘té nước theo mưa’, mỗi lần Nhà nước tăng lương cơ sở, thì giá cả tăng theo, ảnh hưởng đến đời sống của đông đảo người dân lao động, người có thu nhập thấp”, ông Hòa nói.
Đề cập con số 913.000 tỷ đồng cần có để tăng lương, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ. Tuy nhiên, đại biểu Huân đề nghị giải pháp căn cơ là cần đưa ra công thức tính tiền lương theo mức tăng GDP hàng năm. Vì việc quản lý một nền kinh tế quy mô 45 tỷ USD (năm 2003 - lần cải cách tiền lương gần nhất) với quy mô 450 tỷ USD hiện nay là rất khác nhau.
Ông Huân lập luận rằng, nếu tiền lương chỉ tăng theo cách để chống lạm phát hoặc để đảm bảo đời sống, thì không khuyến khích được cán bộ, công nhân, viên chức, không khuyến khích được những người làm ở khu vực công. Còn nếu tính lương căn cứ vào GDP hàng năm, lương đủ nuôi gia đình, thì người được trả lương cũng không muốn tham nhũng.
Phát biểu cuối phiên thảo luận, Phó thủ tướng Lê Minh Khái thông tin, Bộ Nội vụ đã có báo cáo giải trình ý kiến đại biểu thảo luận ở tổ về chính sách tiền lương. “Chính phủ sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu để hoàn thiện nội dung này trước khi Quốc hội thông qua”, ông Khái nói.
Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh, cải cách chính sách tiền lương là vấn đề rất khó, ý kiến của đại biểu về cách tính tiền lương, đặc biệt là tăng lương cần chú ý kiểm soát lạm phát là rất xác đáng, Chính phủ đã có chỉ đạo và sẽ chỉ đạo quyết liệt hơn về kiểm soát giá cả.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, nội dung về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024 sẽ được đưa vào nghị quyết chung của Kỳ họp thứ bảy. Nghị quyết này sẽ được thông qua trong phiên bế mạc vào sáng 29/6 tới.
Trong 20 năm qua, với 14 lần tăng lương cơ sở thì có 2 lần, việc tăng lương cơ sở làm tăng lạm phát. Đó là, năm 2008, khi tăng lương 20%, lạm phát tăng từ 6,3% lên 23% và năm 2011 khi tăng lương 13,7%, lạm phát tăng từ 9,2% lên 18,6%. Tuy nhiên, lạm phát không chỉ do tăng lương, mà còn do lạm phát thế giới, do giá dầu thế giới tăng, cộng với tỷ giá trong nước tăng.
Trong thời gian tới, để hạn chế ảnh hưởng của tăng lương cơ sở đến lạm phát, tôi đề nghị Chính phủ, trước hết, cần quan tâm điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt theo lạm phát mục tiêu 4% và phải giữ cho được ổn định tỷ giá.
Thứ hai, việc điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ Nhà nước quản lý như điện, học phí, dịch vụ khám, chữa bệnh phải giãn ra, không cùng một lúc và cách xa ngày 1/7/2024.
Thứ ba, phải chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo cung hàng hóa không để thiếu hàng, thúc đẩy sản xuất.
Thứ tư, phải kiểm soát lạm phát tâm lý, lạm phát tin đồn, lạm phát domino, té nước theo mưa và phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử phạt nghiêm những vi phạm liên quan đến pháp luật về giá.
- Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM)

-
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46% -
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương -
Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ -
CPI tháng 3/2025 giảm 0,03%, kéo CPI bình quân tăng chậm lại -
Tăng trưởng GDP quý I ước đạt 6,93%, cao nhất giai đoạn 2020-2025 -
Thủ tướng: Bộ Công thương tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách của Mỹ
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển