
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
![]() |
Khách sạn Thương mại Sài Gòn bị dừng thoái vốn vì định giá thấp đất vàng |
Theo Bộ Tài chính, dự thảo Quyết định quy định một số nội dung về thoái vốn cổ phần nhà nước tại công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM do các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh làm đại diện chủ sở hữu và việc thoái vốn tại các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Trong đó, việc bán cổ phần theo lô thực hiện với DN đã cổ phần hóa mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không cần nắm cổ phần theo tiêu chí, danh mục phân loại DNNN; trường hợp nằm ngoài điều kiện này phải báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định; nguyên tắc công khai minh bạch; thực hiện bán đấu giá cổ phần theo lô qua Sở giao dịch chứng khoán trên cơ sở phê duyệt bán cổ phần theo lô của cấp có thẩm quyền; có thể chia thành nhiều lô khác nhau để bán đấu giá tùy theo số lượng cổ phần và tình hình thị trường nhưng mỗi phiên chỉ bán trọn 1 lô. Số lượng cổ phần 1 lô không quá 5% vốn điều lệ công ty cổ phần. Nếu bán chỉ định thì làm theo Quyết định của Thủ tướng.
Thẩm quyền phê duyệt bán theo lô là Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh tại DN do mình làm chủ đại diện chủ sở hữu sau khi được Bộ Tài chính, Bộ KHĐT tham gia ý kiến; riêng phương án bán cổ phần theo lô của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước sau cổ phần hóa, Bộ, UBND cấp tỉnh quyết định phương án bán sau khi có Quyết định của Thủ tướng.
Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được tham gia với số lượng không hạn chế. Lĩnh vực ngành nghề mà pháp luật quy định tỷ lệ tối đa tham gia đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thì theo quy định đó.
Cho ý kiến vào dự thảo Quyết định, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý các quy định về bán đấu giá cổ phần theo lô. Theo đó, phải đấu giá theo quy định của luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào DN.
“Phải đấu giá công khai, nếu đấu giá không thành công thì chào bán cạnh tranh, nếu chào bán cạnh tranh không thành công nữa thì thực hiện bán thỏa thuận. Đồng thời dự thảo Quyết định cần quy định rõ đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước có thẩm quyền chào bán thỏa thuận và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước quyết định này”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Kết thúc buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý: “Nói bán theo lô thì rất hay, nhưng khi thực hiện thì nhiều chuyện, dễ nảy sinh tham nhũng, làm thất thoát vốn nhà nước nếu dự thảo Quyết định không lường được những vấn đề nảy sinh. Dự thảo phải quy định chặt chẽ để không xảy ra tham nhũng, đồng thời cũng không quá “bó” làm ảnh hưởng tới quyết tâm của các nhà đầu tư thật tâm muốn gắn bó với doanh nghiệp”.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower