
-
Hé lộ những doanh nghiệp lớn trong danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2025 của SCIC
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025
Theo Bản tin nhà đầu tư do Sợi Thế Kỷ vừa cập nhật, ban lãnh đạo công ty cho biết, trong quý III/2021, Công ty có 14 khách hàng mới.
Dưới ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, công ty này phải duy trì mô hình sản xuất “3 tại chỗ” để đáp ứng các yêu cầu chống dịch của Chính phủ.
Do không phải tất cả nhân viên đều có thể tham gia “3T” nên công ty chỉ vận hành khoảng 55% công suất, các khách hàng nội địa cũng giảm quy mô hoạt động.
Dù vậy, kết quả kinh doanh của công ty này vẫn ghi nhận tăng trưởng với doanh thu bán hàng trong kỳ đạt 468 tỷ, hoàn thành 80% so với kế hoạch quý, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2020.
Lợi nhuận sau thuế trong quý đạt 62,4 tỷ đồng, tăng 3,1 lần so với cùng kỳ. Tính đến cuối tháng 9/2021, biên lãi gộp của Sợi Thế Kỷ ở mức 19,4%; ROA 3,3% và ROE ở mức 5,3%.
![]() |
Sơ lược về kết quả kinh doanh của Sợi Thế Kỷ trong quý III/2021 và 9 tháng đầu năm nay. |
Về hoạt động sản xuất, sau khi tiến hành thẩm tra Sợi Thế Kỷ vào tháng 6/2021, US DOC dự kiến sẽ công bố kết quả chính thức của cuộc điều tra chống bán phá giá đối với sợi polyester texturized yarn (DTY) có xuất xứ từ Indonesia, Malaysia, Thailand và Việt Nam trong tháng 10/2021.
Trong quý III/2021, Sợi Thế Kỷ đã phối hợp với công ty tư vấn và làm việc với phía Cục phòng vệ thương mại Việt Nam liên quan vụ việc chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia.
Bộ Công Thương Việt Nam đã tiến hành áp thuế chống bán phá tạm thời đã áp dụng từ 3/9/2021 và mức thuế chính thức đã được công bố vào ngày 13/10/2021.
Việc áp thuế CBPG đối với hàng nhập khẩu từ các nước China, India, Malaysia, Indonesia cũng góp phần hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh.
Về ngành dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành đánh giá, dự kiến trong quý cuối năm nay, khi tình hình dịch bệnh được ổn định và các doanh nghiệp được mở cửa lại cùng các hoạt động sản xuất kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam cả năm có thể đạt được mức 37,5 - 38 tỷ USD.
Theo Dự báo, giai đoạn 2021-2023 là giai đoạn phục hồi của doanh nghiệp sau đại dịch Covid-19. Vì vậy, trong năm 2022, nếu tình hình sản xuất trở lại tốt hơn ngành dệt may sẽ phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 39 - 42 tỷ USD.

-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)