Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 14 tháng 10 năm 2024,
Quy mô thị trường giáo dục tư thục tại TP.HCM ước tính đạt khoảng 15.200 tỷ đồng
Thị Hồng - 10/08/2021 09:48
 
Trong năm 2020, thị trường giáo dục tư thục ở TP.HCM ước tính đạt khoảng 15.200 tỷ đồng và 25% thị phần trong số đó nằm ở các trường song ngữ cao cấp.

Theo Báo cáo về tác động của đại dịch Covid-19 đến lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam do Công ty Tư vấn Chiến lược Toàn cầu L.E.K. Consulting vừa công bố, phân khúc giáo dục song ngữ tại TP.HCM và Hà Nội đã tăng 17% mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020.

Trong đó, quy mô thị trường giáo dục tư thục tại TP.HCM được ước tính trị giá khoảng 15.200 tỷ đồng trong năm 2020, với 25% thị phần về “tay” các trường song ngữ cao cấp.

Xét theo diện rộng, lĩnh vực giáo dục tư thục đã tăng trưởng kép hàng năm, đạt 11% trong giai đoạn 2016-2020.

Mảng giáo dục tư thục cho học sinh từ mẫu giáo đến THPT (K12) của Việt Nam được dự đoán sẽ phát triển mạnh dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

Báo cáo của L.E.K phân chia hệ giáo dục này thành các nhóm riêng biệt gồm quốc tế, song ngữ, tư thục trong nước và dân lập. 

Với thu nhập của người dân tăng cùng với nhu cầu học tiếng Anh giao tiếp tiếp tục được đẩy mạnh, nhiều học sinh tại TP.HCM và Hà Nội được phụ huynh chuyển sang học tại các trường đào tạo song ngữ. 

Ông Anip Sharma, Giám đốc điều hành L.E.K. Consulting cho biết, nhu cầu với các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh chất lượng cao được đẩy mạnh xuất phát từ nguyện vọng theo học tại các nước nói tiếng Anh của học sinh Việt Nam. 

Các trường giảng dạy song ngữ đáp ứng nhu cầu dạy và học tiếng Anh của phụ huynh tốt hơn so với các trường công lập và tư thục trong nước. 

Ngoài ra, các trường giáo dục từ bậc mầm non cho đến THPT (K 12) cung cấp chương trình đào tạo quốc tế có số lượng tuyển sinh tăng nhanh hơn so với các trường tư thục nói chung. 

Trong giai đoạn năm học 2015-2018, chương trình đào tạo quốc tế đạt mức tăng trưởng kép 5-6%, trong khi tổng mức tăng trưởng kép của nhóm tư thục lên đến 11%.

Hiện nay, các trường song ngữ được trang bị tốt hơn để giúp học sinh chuẩn bị cho việc theo học tại các trường đại học ở nước ngoài. 

Các trường quốc tế cung cấp các chương trình đào tạo đến từ Anh, Mỹ hay chương trình bằng tú tài quốc tế (The International Baccalaureate Diploma Programme) thường hướng đến học sinh nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

Bởi, tiếng Anh là phương tiện giảng dạy duy nhất và các gia đình người nước ngoài cũng có thể có thể chi trả được học phí ở mức giá cao hơn. 

.
Tổng quan về nền giáo dục tư thục từ bậc mầm non đến THPT tại TP.HCM (Nguồn: L.E.K).

Còn trong một báo cáo về lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam do Freshfields Bruckhaus Deringer LLP công bố vào giữa năm 2020, riêng TP.HCM đã có trên 50 trường quốc tế.

Số lượng người nước ngoài đang ở TP.HCM không phải là đối tượng chính đang thúc đẩy nhu cầu học trường quốc tế mà các phụ huynh người Việt mới chính là đối tượng chính thúc đẩy cho thị trường này phát triển.

Hệ thống giáo dục công còn gặp nhiều khó khăn do thiếu đầu tư và có quan điểm cho rằng, chương trình giảng dạy đã lỗi thời, không trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho quá trình lên các bậc học tiếp theo hoặc làm việc sau này.

Vì vậy, nhiều gia đình Việt Nam sẵn sàng thế chấp nhà cửa, bỏ qua những kỳ nghỉ, những chuyến du lịch,... để trang trải cho con cái đến trường quốc tế.

Trong hơn 10 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã giảm bớt các điều kiện đối với đầu tư nước ngoài. Một số ngành bị hạn chế về sở hữu nước ngoài nhưng giáo dục là lĩnh vực không có giới hạn về sở hữu nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu 100% cổ phần của một doanh nghiệp giáo dục và thường đầu tư vào các trường có thể dạy theo giáo trình nước ngoài.

Các chương trình giảng dạy nước ngoài phổ biến nhất là Hoa Kỳ, Canada, Úc và Anh.

Có ba mô hình chính cho phép giảng dạy giáo trình nước ngoài bao gồm mô hình 'trường quốc tế', nghĩa là chỉ dạy giáo trình nước ngoài.

Mô hình thứ hai là 'trường song ngữ' dạy dựa trên giáo trình nước ngoài và Việt Nam tích hợp.

Mô hình thứ ba  cũng là  'trường song ngữ' nhưng dạy song song cả chương trình của nước ngoài và Việt Nam.

Vốn ngoại vào giáo dục giảm
Trái ngược với kỳ vọng vốn đổ vào lĩnh vực giáo dục, sẽ tăng mạnh thời Covid-19, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào lĩnh vực này...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư