
-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới sau hợp nhất
-
Đồng Nai chấp thuận cho doanh nghiệp lập dự án đường trên cao dọc Quốc lộ 51
-
Quảng Ngãi: Chấp thuận chủ trương đầu tư 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng
-
TP.HCM vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Đảm bảo việc đầu tư xây dựng dự án không bị gián đoạn
-
Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh -
Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM
![]() |
Tuy thu hút đầu tư giảm trong nửa đầu năm, song giáo dục vẫn được đánh giá là lĩnh vực hấp dẫn đầu tư. |
Dự án lớn nhất đến từ Cayman Islands
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào lĩnh vực giáo dục vào đào tạo đạt 20,66 tỷ USD, chỉ bằng 36,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ ghi nhận 17 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký 8,3 triệu USD, trong khi số dự án cấp mới của cùng kỳ năm trước là 27.
Cayman Islands ghi danh là nhà đầu tư nước ngoài rót vốn nhiều nhất vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo với dự án đầu tư của Công ty cổ phần Giáo dục Thành Thành Công (TTC Edu) tại tỉnh Bến Tre.
Cụ thể, tháng 4/2021, nhà đầu tư Cayman Islands đã được cấp phép đầu tư Dự án Trường Tiểu học - Trung học cơ sở IGC Bến Tre, với tổng vốn đầu tư hơn 6,3 triệu USD vào Khu Ao Sen - Chợ Chùa, phường Phú Tân, TP. Bến Tre.
Từ giữa năm 2019, cổ đông lớn nhất của TTC Edu là “nhà” Thành Thành Công đã chuyển nhượng lại cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Quỹ Navis Capital Partners từ Malaysia khi đó cho biết đã hoàn tất mua lại TTC Edu. Cùng thời điểm, Quỹ đầu tư Lam Champion Investment Limited (có trụ sở tại Cayman Islands) đã nắm 95% vốn doanh nghiệp giáo dục này.
Lợi nhuận hệ thống trường liên cấp của TTC Edu giảm gần 21%, đạt 24,18 tỷ đồng trong niên độ tài chính 2019-2020, theo công bố sơ bộ một số chỉ tiêu tài chính của công ty này. Nguyên nhân được chỉ ra là dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều trường học phải thực hiện các quy định về giãn cách xã hội trong nhiều tháng, hoạt động kinh doanh của không ít tổ chức giáo dục bị ảnh hưởng, trong đó có hệ thống trường học thuộc TTC Edu.
Ngoại trừ dự án triệu USD của TTC Edu, 16 dự án giáo dục còn lại mà doanh nghiệp nước ngoài đăng ký cấp mới trong nửa đầu năm 2021 đều có quy mô nhỏ với vốn đăng ký mới chưa đầy 500.000 USD/dự án. Có 10/17 dự án đăng cấp mới trong kỳ có mức vốn dưới 100.000 USD, đa phần là các trung tâm ngoại ngữ.
Góp vốn, mua cổ phần lao dốc
Dù số lượng dự án cấp mới giảm, nhưng vốn đăng ký của các dự án cấp mới trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt 8,3 triệu USD, nhỉnh hơn chút ít so với con số 8,225 triệu USD của cùng kỳ năm trước. Cho nên, yếu tố khiến tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào lĩnh vực giáo dục vào đào tạo trong nửa đầu năm 2021 giảm mạnh là do hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại vào lĩnh vực này trở nên èo uột, cả ở số lượt và giá trị thương vụ.
Trong nửa đầu năm nay, chỉ có 29 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, với tổng giá trị đạt 8,97 triệu USD, trong khi những con số tương ứng của cùng kỳ năm trước là 79 lượt và 38,043 triệu USD. Như vậy, có thể thấy, số lượt chỉ bằng hơn 1/3 và giá trị góp vốn, mua cổ phần chỉ bằng gần 1/4 so với cùng kỳ năm trước.
Thương vụ góp vốn, mua cổ phần lớn nhất trong 6 tháng qua được thực hiện bởi 2 nhà đầu tư Singapore là Kaizen Private Equity II Pte. Ltd và Spring Through Pte. Ltd. Theo nguồn tin của Báo Đầu tư, trong tháng 5/2021, các nhà đầu tư này đã rót 1,32 triệu USD vào Công ty cổ phần Giáo dục Yola - đơn vị kinh doanh hệ thống trung tâm đào tạo tiếng Anh tại TP.HCM.
Công ty cổ phần Giáo dục Yola do 6 cổ đông trong nước sáng lập vào tháng 7/2009, với ngành nghề kinh doanh chính là đào tạo ngoại ngữ. Theo bố cáo thay đổi thông tin doanh nghiệp vào tháng 7/2016, công ty này đã tăng vốn điều lệ từ 2 tỷ đồng lên hơn 3,29 tỷ đồng, trong đó cổ đông ngoại là Spring Through Pte. Ltd nắm 39,2% cổ phần, còn lại là vốn tư nhân trong nước.
Các chuyên gia kỳ vọng, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục sẽ bứt lên trong thời gian tới, đặc biệt trong giai đoạn hậu suy thoái. Ông Troy Griffths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam nhận định, các thị trường mới nổi như Việt Nam đang hưởng lợi từ chu kỳ đầu tư lần này, không riêng với các phân khúc như bất động sản, chăm sóc sức khỏe, khoa học - đời sống, mà với cả lĩnh vực giáo dục, bởi Việt Nam có lợi thế về dân số trẻ, tốc độ đô thị hoá nhanh, tăng trưởng thu nhập, ổn định chính trị.

-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới sau hợp nhất
-
Đồng Nai chấp thuận cho doanh nghiệp lập dự án đường trên cao dọc Quốc lộ 51
-
Quảng Ngãi: Chấp thuận chủ trương đầu tư 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng
-
TP.HCM vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Đảm bảo việc đầu tư xây dựng dự án không bị gián đoạn
-
Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh -
Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM -
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát đề xuất quy hoạch đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh -
Cộng hưởng sức mạnh để hút vốn FDI -
Chỉ đạo nóng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại công trường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Bước đầu thống nhất xây dựng cầu Cần Thơ 2 vượt sông Hậu quy mô 6 làn xe -
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án lớn tại Khu kinh tế Vân Phong
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam