
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
Theo Bộ trưởng, trước tiên phải tiếp tục triển khai đồng bộ các chủ trương và định hướng về tái cơ cấu đầu tư. Đây cũng là một trọng tâm theo nghị quyết của Quốc hội và của Trung ương.
Bên cạnh đó, các b,ộ ngành, địa phương phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đầu tư công, từ khâu chọn lọc dự án, đến thẩm định, phê duyệt…, tất cả các trình tự, thủ tục phải thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm toán, kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với tất cả các khâu để đảm bảo các quyết định đầu tư cũng như bố trí vốn phải phù hợp với tình hình thực tế, cũng như khả năng thu xếp vốn…
![]() |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội |
Bên cạnh đó, liên quan đến các chất vấn của các đại biểu Quốc hội về việc vẫn còn những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Đầu tư công, cũng như các nghị định hướng dẫn thi hành Luật, Nghị định 15 về đầu tư PPP, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan để rà soát, sửa đổi các quy định còn đang gây khó khăn cho quá trình triển khai dự án đầu tư công.
Theo kế hoạch, tháng 9 tới đây, Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 15 sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét thông qua. Nguyên tắc chung là vẫn thực hiện nghiêm minh pháp luật về đầu tư công, để nâng cao chất lượng, hiệu quả, nhưng kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, sửa đổi các quy định gây cản trở việc thực hiện các dự án đầu tư.
Trong khi đó, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay, để đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả đầu tư công, Thủ tướng, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt. Năm ngoái, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 60 ngày 8/7/2016 về nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công. Mới đây, Chính phủ lại ban hành nghị quyết mới về giải ngân đầu tư công, tức là Nghị quyết 60 nhưng mà kéo dài cho đến 2017 và bổ sung thêm nhiều giải pháp mới. Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định tiếp tục duy trì tổ công tác đặc biệt, do một Phó Thủ tướng đứng đầu, trực tiếp chỉ đạo việc triển khai Nghị quyết 60, để đôn đốc cho công tác giải ngân đầu tư công.
Ngoài các giải pháp mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo giải trình Quốc hội, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã nhấn mạnh một loạt giải pháp khác. Chẳng hạn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các nghị định, thông tư về đầu tư công, đấu thầu, xây dựng. Tăng cường phân cấp mạnh mẽ và triệt để hơn nữa cho cấp dưới và cho địa phương, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu của công chức và đạo đức công vụ, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, sớm kiểm toán, sắp xếp, nâng cao năng lực của các ban quản lý dự án, kịp thời thanh toán cho kho bạc nhà nước, khối lượng hoàn thành, không để dồn vào cuối năm…
“Chúng ta phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương thì mới có thể có chuyển biến trong thời gian tới được. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ đạo thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra kiểm toán, xử lý nghiêm các cán bộ tham mưu dù ở cấp nào đã làm chậm trễ trong quá trình phân bổ giải ngân và gây ra tiêu cực, thất thoát, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Phát biểu kết luận phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã đề nghị Bộ trưởng tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế. Cụ thể, thực hiện nghiêm Luật Đầu tư công theo hướng bảo đảm đơn giản hóa thủ tục lập, thẩm định, tránh chồng chéo, mâu thuẫn; tăng cường trách nhiệm các cấp trong đầu tư công; tham mưu bố trí vốn cho từng dự án cụ thể, tránh kéo dài...
“Phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin - cho trong đầu tư công, tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương trong việc phân bổ và giải ngân các nguồn vốn đầu tư. Thực hiện tốt việc điều hòa tổng nguồn vốn đầu tư, tránh tình trạng nơi thiếu vốn, nơi không giải ngân được. Có cơ chế xử lý cắt giảm vốn đầu tư đối với các dự án, công trình chậm tiến độ, hiệu quả thấp để chuyển sang công trình hoặc các dự án ở địa phương thực hiện đúng tiến độ, có hiệu quả”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới -
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower