
-
Loại quả chua mang kỳ vọng tỷ đô cho nông sản Việt
-
Tìm giải pháp đưa chuối, dứa, dừa, chanh leo vào nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD
-
Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, nâng cao vị thế cho nông dân Thủ đô
-
Xuất khẩu của Trung Quốc phục hồi - Cơ hội và thách thức cho các nhà đầu tư
-
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 giảm về dưới 20.000 đồng/lít -
Giá xăng về dưới 20.000 đồng/lít
Đối mặt nhiều rào cản kỹ thuật
Nghị định số 108/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan gây bất ngờ cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu xi măng khi có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (19/5/2025)
Theo các doanh nghiệp, chính sách giảm thuế xuất khẩu clinker xi măng xuống 5% được kỳ vọng tạo lực đẩy mới cho xuất khẩu xi măng, nhưng việc triển khai đột ngột khiến thị trường lúng túng và gây thách thức trong ngắn hạn.
Cụ thể, giá FOB bị kẹt giữa thuế cũ (10%) và kỳ vọng theo thuế mới (5%), khách hàng dừng đàm phán để chờ chính sách rõ ràng, khiến thương nhân mất đơn hàng hoặc bị treo hợp đồng. Một số nhà máy không điều chỉnh giá theo thuế mới, khiến thương nhân không được hưởng lợi từ chính sách.
Giá xuất khẩu clinker từ cuối năm 2024 dao động 29 - 31 USD/tấn, hiện tăng lên 35 - 37 USD/tấn, do nhu cầu phục hồi tại một số thị trường Mỹ và Tây Phi. Dẫu vậy, mức giá FOB mới hiện nay không hoàn toàn phản ánh năng lực cạnh tranh, do chưa được điều chỉnh theo lợi thế của mức thuế suất thuế xuất khẩu mới (5%).
Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu clinker tăng nhẹ 3,2% về lượng, với 11,2 triệu tấn, nhưng trị giá xấp xỉ bằng cùng kỳ, với 411 triệu USD. Giá xuất khẩu clinker trung bình 4 tháng là 36,7 USD/tấn, giảm 3,1% so với cùng kỳ.
Dù thuế xuất khẩu clinker hạ xuống một nửa, nhưng về tổng thể, hoạt động xuất khẩu của ngành vẫn chưa thuận lợi, do áp lực từ dư cung quá lớn (60 triệu tấn), kèm theo thách thức từ rào cản kỹ thuật và thuế phòng vệ thương mại.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho hay, Đài Loan (Trung Quốc) đã áp dụng thuế chống bán phá giá với xi măng nhập khẩu từ Việt Nam, khiến sản phẩm xi măng Việt Nam xuất sang Đài Loan với giá cao, làm giảm mạnh khả năng chốt đơn hàng.
Còn Philippines, vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của xi măng Việt Nam, đã áp thuế phòng vệ và tiếp tục điều tra chính thức xi măng nhập khẩu từ Việt Nam với nguy cơ tiếp tục áp thuế phòng vệ và quota.
Xi măng xuất khẩu còn chịu ảnh hưởng từ chính sách thương mại của Mỹ. Trong nỗ lực bảo vệ sản xuất nội địa và tăng kiểm soát phát thải carbon, Mỹ đang siết các tiêu chuẩn nhập khẩu vật liệu xây dựng có mức phát thải cao, trong đó có xi măng và clinker. Chưa kể, Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) và chính sách “buy clean” buộc các nhà thầu liên bang phải ưu tiên sản phẩm có dấu chân carbon thấp, tạo áp lực gián tiếp tới các nhà xuất khẩu Việt Nam trong việc minh bạch nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất và phát thải CO2.
Rào cản nhiều, nên 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu xi măng sang Philippines giảm 5,9% về sản lượng, giảm 12,9% về trị giá; xuất khẩu sang Bangladesh giảm 24,7% về lượng, giảm 26,7% về trị giá; xuất khẩu sang Malaysia cũng giảm lần lượt 8,5% và 10,5%.
“Sự suy giảm ở các khía cạnh tại 3 thị trường chủ lực cho thấy áp lực cạnh tranh và rào cản chính sách đang ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu của ngành vật liệu này”, VNCA nhấn mạnh.
Đo triển vọng tiêu thụ
Với tổng số dây chuyền xi măng đã đầu tư trên toàn quốc hiện lên tới con số 92, tổng công suất 123 triệu tấn/năm, thị trường tiêu thụ chính của ngành xi măng vẫn là nội địa, nhưng liên tiếp 5 năm gần nhất, sức tiêu thụ chỉ khoảng 60 triệu tấn/năm.
Đầu năm nay, tiêu thụ nội địa có tín hiệu tích cực nhờ đầu tư công, dự án cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành và các dự án hạ tầng đô thị lớn được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, những tín hiệu này chưa đủ làm thị trường nóng lên thật sự. Lượng hàng được tiêu thụ chưa đạt kỳ vọng. Các dây chuyền sản xuất xi măng chỉ hoạt động trung bình khoảng 77% tổng công suất thiết kế. Ngoài ra, có 34 dây chuyền phải dừng hoạt động sản xuất từ 1 đến 6 tháng.
Với bối cảnh thị trường trong và ngoài nước đều không thuận như hiện tại, việc tái cấu trúc thị trường xuất khẩu là điều bắt buộc, nhằm tránh phụ thuộc vào thị trường có rào cản cao, ưu tiên khách hàng truyền thống, ổn định giá.
Cùng với đó, để cạnh tranh bền vững trong các năm tới, khi Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất khẩu xi măng lớn top 3 thế giới, dư cung lớn, việc đầu tư công nghệ giảm phát thải, phát triển sản phẩm “xi măng xanh” để tiếp cận thị trường tiêu chuẩn cao như Mỹ, EU… là con đường bắt buộc với các doanh nghiệp muốn hướng ra xuất khẩu.

-
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 giảm về dưới 20.000 đồng/lít -
Giá xăng về dưới 20.000 đồng/lít -
Hồ tiêu bị “tắc” đường xuất khẩu sang EU -
Kích cầu tiêu dùng để duy trì đà phục hồi kinh tế -
Người Hàn mạnh tay mua những nhóm hàng hóa nào từ Việt Nam? -
Khai thác hiệu quả FTA - chìa khóa mở rộng thị trường xuất khẩu -
Thương mại Việt - Anh sau hơn 4 năm thực thi FTA song phương
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One