
-
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028
-
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
-
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực vốn, đất đai, nhân lực
-
Công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tháng 4/2025
-
Bộ Công thương sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu -
Doanh nhân Việt: Nửa thế kỷ viết nên khát vọng
Hơn 1 tuần sau hạn cuối (ngày 20/7/2014) phải gửi báo cáo rà soát, tập hợp quy định hiện hành về ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh và ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, đề xuất sửa đổi các quy định không còn phù hợp về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, duy nhất Bộ Quốc phòng thực hiện.
![]() | ||
Nhiều bộ, ngành đang lần lữa trong rà soát ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ |
Như vậy, để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về việc tổng hợp báo cáo của các bộ ngành trình Chính phủ trước ngày 15/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phải trông vào nỗ lực làm việc nhóm công tác liên ngành mà Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập với sự có mặt của đại diện các bộ, ngành liên quan, các chuyên gia độc lập cũng như chính đội ngũ của mình.
Trước đó, vào ngày 1/7, Văn phòng Chính phủ đã gửi công văn 4863/VPCP-PL tới các bộ, ngành, các cơ quan nganh bộ kèm theo danh mục ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập hợp sơ bộ. Có khoảng 368 ngành nghề kinh doanh có điều kiện có mặt trong danh mục này. Trong số này, có khoảng 64 ngành nghề có điều kiện áp dụng riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài.
“Trong số 64 ngành, nghề này, chúng tôi đề xuất duy trì 31 ngành nghề. Không đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện 15 ngành, nghề và hoàn thiện quy định về điều kiện đầu tư đối với 18 ngành nghề”, ông Trần Hào Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Trong số các ngành nghề còn lại, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết đã rà soát được 141 giấy phép thuộc thẩm quyền quản lý của 10 bộ, ngành.
“Chúng tôi đề xuất duy trì 79 giấy phép, không đưa vào danh mục 41 giấy phép và hoàn thiện quy định liên quan đến 21 giấy phép”, ông Cung nói.
Tuy nhiên, theo ông Cung, việc chủ động của nhóm công tác, mặc dù đã rất nỗ lực, nhưng khó có thể làm hết được các việc cần làm.
“Hiện tại, chúng tôi mới rà soát được 368 ngành, nghề cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, song con số này chưa chắc đã hết. Hơn thế, mấu chốt của việc này phải là điều kiện đi kèm, chắc chắn sẽ gấp nhiều lần con số này, đang được quy định phân tán tại hàng trăm văn bản từ luật, pháp lệnh cho đến thông tư, quyết định của các bộ. Có loại giấy phép để hoàn tất thủ tục cần tới 10 điều kiện. Có giấy phép này lại là điều kiện của giấy phép khác. Có những điều kiện có ở hầu hết các ngành nhưng các ngành này không có tên trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện…”, ông Cung sốt ruột nói.
Cái khó cho nhóm công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là nếu chậm trễ hơn nữa, việc thực hiện yêu cầu của đại biểu Quốc hội về việc đưa cả danh mục ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh; ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện vào dự thảo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sẽ rất khó. Thậm chí, lo ngại về khả năng bỏ lọt những ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện kinh doanh hoàn toàn có thể xảy ra.
Phương án thúc các bộ, ngành vào cuộc đang được các chuyên gia của nhóm công tác đề xuất. Theo đó, các bộ, ngành phải có kiến nghị gửi Chính phủ về việc đăng ký các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Nếu không thực hiện yêu cầu này, các ngành nghề này sẽ trở thành không có điều kiện và các nhà đầu tư, doanh nghiệp được kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Việc bỏ lọt công tác quản lý nhà nước này sẽ do các bộ, ngành chịu trách nhiệm.
“Sẽ rất khó bộ nào tự chặt chân mình nếu không có áp lực về trách nhiệm”, ông Cung nhấn mạnh.
Có thể thấy, lần rà soát này đã tái hiện thái độ của các bộ, ngành giống như cách đây hơn 1 thập kỷ khi Luật Doanh nghiệp ra đời với yêu cầu bãi bỏ các giấy phép kinh doanh vô lý, cản trở cho môi trường kinh doanh mà ông Cung, khi đó là thư ký Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp là nhân chứng sống. Một cuộc chiến "giấy phép con" nóng bỏng giữa một bên giữ lại lợi ích cục bộ và một bên là những người cấp tiến vì một môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng.
Khánh An
-
Công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tháng 4/2025 -
Bộ Công thương sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu -
Doanh nhân Việt: Nửa thế kỷ viết nên khát vọng -
Quý I/2025, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất tăng cao, Vietjet tiếp tục mở rộng mạng bay quốc tế -
Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 -
TKV điều hành linh hoạt, doanh thu tháng 4 đạt trên 16.100 tỷ đồng -
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước quy định mới về quản trị dữ liệu?
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới