
-
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc
-
Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Góc nhìn từ Hồng Kông
-
Dòng vốn nước ngoài vẫn sôi động giữa “bão” thuế quan
-
Đề xuất điều chỉnh giảm diện tích Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc
-
Vất vả chọn nhà đầu tư cho cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng -
TP.HCM đề xuất bổ sung thêm cơ chế chính sách đặc biệt để làm nhanh các tuyến metro
![]() |
Ảnh minh họa. |
Ban quản lý dự án 2 vừa trình Bộ Xây dựng xem xét, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
Theo đề xuất, Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku có điểm đầu tại Quốc lộ 19B (khoảng lý trình Km39+200) thuộc xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định; điểm cuối giao đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) thuộc TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Tổng chiều dài Dự án là khoảng 123 km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Bình Định khoảng 37,4 km, qua địa phận tỉnh Gia Lai khoảng 85,6 km. Tuyến đi qua địa bàn thị xã An Nhơn và huyện Tây Sơn thuộc tỉnh Bình Định; thị xã An Khê, huyện Đắk Pơ, huyện Mang Yang, huyện Đắk Đoa và TP. Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai.
Ban quản lý dự án 2 đề xuất đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch được duyệt với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75 m, vận tốc thiết kế 100 km/h.
Đối với đoạn tuyến qua đèo An Khê (khoảng 20 km) và đèo Mang Yang (khoảng 20 km) do có điều kiện địa hình đồi núi hiểm trở, độ dốc cao và nhiều suối, khe cắt ngang, có độ chênh cao độ lớn trước và sau đèo theo hướng Đông sang Tây nên sẽ có quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h.
Ban quản lý dự án 2 đề xuất thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án cho quy mô 4 làn xe hoàn thiện theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Phạm vi giải phóng mặt bằng xác định theo quy định của Luật đường bộ năm 2024 và Nghị định số 165/2024/NĐ-CP, cụ thể từ mép ngoài cùng chân taluy với khoảng cách 3m đối với các đoạn không bố trí đường gom và 1 m đối với các đoạn có bố trí đường gom.
Sơ bộ tổng diện tích đất chiếm dụng của Dự án là khoảng 942,15 ha, trong đó đất trồng lúa 2 vụ khoảng 149,73 ha; đất nông nghiệp khác khoảng 8,61 ha; đất ở khoảng 19,15 ha; đất trồng cây lâu năm khoảng 228,37 ha; đất rừng sản xuất khoảng 153,74 ha; đất rừng phòng hộ khoảng 171,14 ha; các loại đất khác khoảng 221,41 ha. Ước tính số hộ bị ảnh hưởng tại Dự án là 3.013 hộ, số hộ tái định cư 3.013 hộ.
Tại Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku, diện tích đất rừng chiếm dụng (rừng phòng hộ và rừng sản xuất) cần chuyển đổi mục đích sử dụng khoảng 324,88 ha, trong đó tỉnh Bình Định khoảng 188,92 ha (rừng phòng hộ 105,8 ha; rừng sản xuất 83,12 ha); tỉnh Gia Lai khoảng 135,96 ha (rừng phòng hộ 65,34 ha; rừng sản xuất 70,62 ha).
Sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án là khoảng 4.659,6 tỷ đồng (đã bao gồm dự phòng).
Dự kiến công tác giải phóng mặt bằng sẽ được tách theo địa phận của các tỉnh Gia Lai, Bình Định và giao cho 2 tỉnh làm chủ đầu tư để tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở khối lượng tính theo thiết kế sơ bộ; hệ thống định mức, đơn giá xây dựng, các chế độ, chính sách liên quan; suất đầu tư được Bộ Xây dựng công bố và tham khảo suất đầu tư các dự án tương tự trong khu vực, Ban quản lý dự án 2 xác định sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 38.917 tỷ đồng.
Phương án trên đã so sánh với phương án tuyến đi thẳng (gồm 1 hầm dài khoảng 2 km) với tổng mức đầu tư khoảng là 45.087,75 tỷ đồng.
Dự án đề xuất sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước từ nguồn tăng thu Ngân sách nhà nước năm 2024; nguồn vốn ngân sách tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai; nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030. Dự kiến trong năm 2025, Dự án cần bố trí khoảng 1.800 tỷ đồng; trong giai đoạn 2026-2030 nhu cầu vốn khoảng 37.117 tỷ đồng.
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban quản lý dự án 2 dự kiến kế hoạch triển khai các bước chính của Dự án như sau: trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 4/2025; phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật trong năm 2025; thực hiện công tác giải phóng mặt bằng từ quý III/ 2025; khởi công trong năm 2025, hoàn thành đưa vào khai thác năm 2029.
Tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku thuộc hành lang Đông - Tây có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên và khu vực duyên hải Trung Bộ.
Đây còn là tuyến kết nối các cửa khẩu quốc tế, các đô thị và cảng biển lớn; kết nối Tây Nguyên với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ; kết nối với khu vực Nam Lào và Đông Bắc Campuchia và là cửa ngõ ra biển của khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
-
Vất vả chọn nhà đầu tư cho cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng -
Phát triển hạ tầng giao thông, tăng cường kết nối Hải Phòng - Hải Dương -
TP.HCM đề xuất bổ sung thêm cơ chế chính sách đặc biệt để làm nhanh các tuyến metro -
Hà Nội: Hơn 502 tỷ đồng xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề Canh Nậu giai đoạn 2 -
Bình Định: hơn 700 tỷ đồng xây khu tái định cư phục vụ dự án tại Phù Mỹ -
Đưa Việt Nam trở thành "điểm hấp thụ hiệu quả" vốn tư nhân đầu tư vào công nghệ -
Nghệ An hoàn thành giải phóng mặt bằng Đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò trước 30/4/2025
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh