-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
Jack Ma phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Alibaba diễn ra vào ngày 10/9 tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: AFP |
Jack Ma chính thức rời vị trí Chủ tịch Tập đoàn Alibaba ngày 10/9, sau 20 năm tâm huyết gây dựng và phát triển Alibaba thành công ty công nghệ đại chúng có giá trị vốn hóa lớn nhất Trung Quốc.
Sự kiện này đánh dấu Alibaba là “ông lớn” công nghệ đầu tiên của Trung Quốc thực hiện chuyển đổi quyền lực ở cấp cao nhất, trong khi các đối thủ như Tencent và Baidu vẫn do các nhà sáng lập Pony Ma và Robin Li điều hành.
Giấc mộng trăm năm
Tròn 1 năm trước, Jack Ma lúc đó là Chủ tịch Alibaba gây sốc với tuyên bố ông sẽ chuyển giao vị trí chủ tịch cho CEO Daniel Zhang Yong.
Nguyên nhân gây sốc là việc Jack Ma chọn rời Alibaba ở độ tuổi xế chiều (55 tuổi), ở cái tuổi mà những người sáng lập doanh nghiệp ở Trung Quốc thường gắn chặt công ty đến độ “bát thập”.
Jack Ma không có trình độ chuyên môn về quản lý cũng như kiến thức tài chính hay kỹ thuật, do vậy, ông ấy luôn tìm kiếm các nhân tài (như CEO Daniel Zhang Yong) hỗ trợ mình, Duncan Clark, một người bạn của Jack Ma và là tác giả cuốn sách “Alibaba - Ngôi nhà mà Jack Ma gây dựng” cho biết.
“Thực ra, Jack Ma đã lên kế hoạch chuyển giao thế hệ từ rất lâu,” ông Clark nói thêm.
Tỷ phú Trung Quốc vẫn thường nói việc rời Alibaba sớm khiến ông trở nên đặc biệt ở Trung Quốc - nơi có xu hướng tôn sùng của người sáng lập và coi trọng doanh nghiệp đa thế hệ.
Jack Ma chọn ngã rẽ khác nhưng không mới (trở lại với giáo dục) vào thời điểm Alibaba kỷ niệm tròn 20 tuổi. Có lẽ đây cũng là dấu mốc về bước chuyển mình của Alibaba sang một kỷ nguyên mới, dưới sự dẫn dắt của lớp lãnh đạo trẻ hơn - những người được giao trọng trách vĩ đại là giúp Alibaba hoạt động trong vòng ít nhất 102 năm, tính từ lúc thành lập năm 1999. Nếu giấc mộng được hiện thực hóa, Alibaba sẽ đánh dấu quá trình phát triển kinh qua 3 thế kỷ.
Tỷ phú Jack Ma là doanh nhân có sức lan tỏa lớn nhờ thành công trong xây dựng Alibaba “khởi sự” từ một căn hộ nhỏ ở Hàng Châu vào năm 1999 với 17 cộng sự trở thành công ty toàn cầu trị giá 462 tỷ USD với 80.000 nhân viên.
Năm ngoái, Alibaba gây sốc với công bố doanh số bán hàng trong Ngày độc thân (Singles’ Day) đạt 30,8 tỷ USD. Tập đoàn marketing toàn cầu WPP và công ty tư vấn Kantar xếp hạng Alibaba là thương hiệu bán lẻ có giá trị nhất thế giới bên ngoài nước Mỹ năm 2019.
Alibaba trở thành đế chế đa ngành, là một phần cuộc sống hàng ngày của hàng trăm triệu người Trung Quốc bởi nó không những đáp ứng nhu cầu mua bán hàng hóa, dịch vụ thanh toán mà còn hoạt động giải trí.
Những con số khủng
Nhiều ý kiến cho rằng Alibaba hoạt động như một cỗ máy, kết hợp tốt triết lý của Jack Ma với cách tiếp cận thực tế của người kế nhiệm. Là “thành viên trọn đời” kiểm soát Alibaba, Jack Ma sẽ vẫn có sức ảnh hưởng nhất định tại Alibaba. Jack Ma đã để lại dấu ấn rất sâu sắc trên từng mét vuông tại Alibaba - Alan Hellawell, chuyên gia của Quỹ đầu tư Alpha JWC Ventures tại Indonesia đánh giá.
Việc kế thừa đã được lên kế hoạch rất cẩn thận và Jack Ma cũng để lại cho người kế nhiệm không ít mục tiêu cao cả. Trong đó, đến năm 2036, Alibaba sẽ phải tạo ra 100 triệu việc làm, hỗ trợ 10 triệu doanh nghiệp làm ăn có lãi và phục vụ 2 tỷ khách hàng toàn cầu - mức tăng chóng mặt so với con số 654 triệu khách hàng hiện nay.
Trong ngắn hạn, Alibaba phải đưa tổng doanh số bán hàng tăng vọt từ con số 853 tỷ USD năm ngoái lên 1 nghìn tỷ USD. Còn mục tiêu dài hạn cho Alibaba nghe có khuếch trương trong bối cảnh hiện nay, bởi thương mại Mỹ-Trung đang tác động xấu tới toàn cầu hóa, nhất là cam kết của Alibaba về việc tạo ra 1 triệu việc ở Mỹ thông qua hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ bán hàng sang thị trường Trung Quốc.
Nỗ lực toàn cầu hóa của Alibaba mới phần nào phát huy tác dụng ở khu vực lân cân như Đông Nam Á và Ấn Độ, khi thương hiệu Lazada - kể từ được Alibaba mua lại - không còn quá xa lạ với người mua hàng trực tuyến trong khu vực. Thị trường nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược đạt 2 tỷ khách hàng trong tương lai.
Trong đoạn video đăng tải trên website công ty, Jack Ma nói: Nhiều công ty phát triển quy mô lớn và sau đó thất bại. “Tôi học được lý do tại sao nhiều công ty thất bại, bởi họ luôn muốn doanh thu, muốn lợi nhuận mà quên đi ước mơ. Với Alibaba, ước mơ là điều quan trọng,” Jack Ma bộc bạch.
-
Chu Đức Minh, Nhà sáng lập nền tảng Communi: Đưa trí tuệ Việt vào thị trường phần mềm toàn cầu -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu