-
Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp -
Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp -
Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng -
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần
Tại Việt Nam, các đại gia nước ngoài muốn thâm nhập thị trường Việt Nam đều đã thông qua con đường M&A. |
Bức tranh thị trường trung gian thanh toán Việt Nam có sự biến màu rõ rệt trong thời gian gần đây. Đến nay, đã có 29 trung gian thanh toán được cấp phép và con số chưa dừng lại ở đó. Nhiều “tân binh” giàu thế, nhiều lực đã gia nhập thị trường như VinID (Vingroup), FoxPay (FPT), GIC, Warburg Pincus, Grab…
Thực tế trên tái khẳng định sức hấp dẫn của thị trường trung gian thanh toán Việt Nam, vốn luôn được coi là mảnh đất màu mỡ cho các định chế tài chính lớn nhờ dân số đông, tỷ lệ phổ cập smartphone cao và sự cởi mở của Chính phủ trước những làn sóng công nghệ mới. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến cho vấn đề hành lang pháp lý để bảo vệ thị trường, đảm bảo cho nó phát triển lành mạnh và bền vững trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Làm sao để tạo cho thị trường động lực cạnh tranh trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính quốc gia, an ninh tiền tệ và quyền tự chủ kinh tế là bài toán đang đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước cũng như các bộ, ngành liên quan, để thị trường tài chính, trung gian thanh toán Việt Nam không bị các đại gia nước ngoài “gửi chân sói”, rồi dần tiến tới thâu tóm, thống trị và lũng đoạn?
Việt Nam hiện có quá nhiều ví điện tử, trong khi đó Trung Quốc với 1,4 tỷ dân cũng chỉ cần hai ví điện tử là Alipay và Tenpay. |
Kịch bản “gửi chân sói”
Kịch bản “gửi chân sói” đã được các đại gia nước ngoài, với kinh nghiệm đầy mình và sự am hiểu kẽ hở trong hành lang pháp lý của các thị trường, áp dụng thường xuyên.
Mới đây nhất, GIC (Quỹ đầu tư quốc gia của Chính phủ Singapore) đã hoàn thành việc mua cổ phần Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay) với giá được đồn đoán là hơn 50 triệu USD. Trước đó, VNPay đã được Tập đoàn SEA (tiền thân là Garena) mua lại 45,18% cổ phần hồi tháng 8/2017.
Trước đó, đầu năm 2019, Momo công bố thông tin nhận vốn “khủng” chưa từng có trong giới công nghệ tài chính (fintech) Việt Nam, đến từ nhà đầu tư Warburg Pincus. Theo Crunchbase, số vốn đầu tư mới nhất rót vào Momo trị giá 100 triệu USD.
Ví điện tử 1Pay của Việt Nam cũng đã bán tới 90% cổ phần cho Ascend Money, một công ty tài chính Thái Lan có tới 30% cổ phần thuộc sở hữu của Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc). Sau khi bị thâu tóm, 1Pay bắt đầu tích hợp nền tảng của mình với nền tảng ví điện tử TrueMoney của Ascend và cung cấp ra thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, thị trường cũng chứng kiến thương vụ đáng chú ý giữa GrabPay, nền tảng ví điện tử của siêu ứng dụng Grab với Moca, một ví điện tử nội đã được cấp phép. Thương vụ không được công bố giá trị và Grab cho biết chỉ sở hữu hơn 3% cổ phần, đồng thời nhận mình là một merchant lớn (đối tác lớn) của Moca…
Tại Việt Nam, các đại gia nước ngoài muốn thâm nhập thị trường Việt Nam đều đã thông qua con đường M&A, mua lại cổ phần của các doanh nghiệp được cấp phép trung gian thanh toán bởi lĩnh vực trung gian thanh toán vốn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam. Và bằng việc mua lại cổ phần, ký các hợp đồng “hợp tác chiến lược”, họ có thể hoạt động tại Việt Nam.
Những lưu ý về an ninh tiền tệ, tự chủ kinh tế
Với các quy định hiện hành, tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài mới chỉ được quy định trong một số lĩnh vực tài chính truyền thống then chốt như ngân hàng thương mại cổ phần. “Room” sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực trung gian thanh toán, fintech vẫn đang bị thả trôi, dù đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Cùng với việc tỷ lệ sở hữu nước ngoài chưa được quy định, cũng chưa có bất cứ cơ chế giám sát, cảnh báo hay chế tài nào dành cho những doanh nghiệp trung gian thanh toán đã được nước ngoài thâu tóm hoặc nắm quyền kiểm soát.
Kịch bản thị trường trung gian thanh toán chịu sự chi phối, thống trị của doanh nghiệp nước ngoài tiềm ẩn nhiều rủi ro và hệ lụy như đe dọa an ninh tiền tệ. Hội nghị năm 2018 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, thế giới sắp bước vào cuộc khủng hoảng tài chính mới, tương tự khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1997, khi FDI giảm 30%, tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng 162%.
Nếu viễn cảnh xấu trên xảy ra, các doanh nghiệp nước ngoài có thể ồ ạt rút tiền khỏi thị trường, khiến thị trường trong nước sụp đổ bởi hiệu ứng domino. Dòng tiền bị chuyển ồ ạt qua biên giới khiến nền kinh tế vĩ mô chao đảo, chưa kể những ví điện tử có vốn nước ngoài chiếm hơn 50% có thể sẽ không chi trả được tiền cho người dùng vì vốn đầu tư đã bị rút sạch.
Ngoài ra, việc luân chuyển dòng tiền ở các ví điện tử có vốn nước ngoài chi phối là rất khó kiểm soát, nhất là với những định chế xuyên biên giới, xuyên Đông Nam Á. Hệ quả tất yếu là, việc ghi nhận doanh thu để tính thuế cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước và buộc các doanh nghiệp, người dân trong nước phải oằn minh chia sẻ áp lực thuế. Việc thiếu cơ chế giám sát dòng tiền xuyên biên giới cũng có thể tiếp tay cho những đường dây tội phạm ảo như đánh bạc trực tuyến Rikvip, rửa tiền, lừa đảo…
Ở bức tranh vĩ mô, nhiều doanh nghiệp trung gian thanh toán có vốn nước ngoài chiếm đa số đang phát triển rất nóng, có xu hướng dùng tiềm lực tài chính cũng như những lợi thế về công nghệ và chính sách để tạo ra ưu thế vượt trội so với các ví điện tử nội, thậm chí là “đè bẹp”, tiến tới thâu tóm hoặc xóa sổ các ví bé hơn.
Cuộc chiến hoàn toàn không cân sức khi các ví điện tử nội thua kém tuyệt đối về vốn, kinh nghiệm, nguồn lực và cả những cơ chế hỗ trợ, bảo vệ cần thiết từ phía Chính phủ. Và khi thị trường trở thành cuộc chơi thuần túy của các ông lớn nước ngoài, thì Việt Nam còn lại gì trên “mảnh đất màu mỡ”?
Tại thời điểm Việt Nam ký kết gia nhập WTO, các ngành như trung gian thanh toán… chưa xuất hiện trong biểu cam kết. Tức là Việt Nam có thể quy định về trần sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực trung gian thanh toán mà không vi phạm các hiệp định quốc tế.
Hiện tại, trong khu vực Đông Nam Á, thị trường đông dân nhất là Indonesia cũng đang quy định rất chặt về room sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực trung gian thanh toán. Chính phủ nước này quy định tỷ lệ sở hữu của cá nhân, tổ chức pháp nhân trong nước phải chiếm tối thiểu 80% vốn chủ sở hữu đối với các tổ chức nhận tiền gửi, vận hành bù trừ, chuyển mạch, quyết toán cuối cùng… Tức là, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 20%.
Mở rộng hơn, trong lĩnh vực ví điện tử, tỷ lệ vốn nước ngoài không được phép vượt quá 49%. Cũng chính vì quy định này mà giấy phép của một số tập đoàn xuyên biên giới tại một số thị trường ở ASEAN đang bị đình lại, như là một biện pháp để bảo hộ thị trường nội địa và tạo điều kiện cho ví điện tử nội địa chiếm lĩnh thị trường, đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia.
Giải pháp nào cho lĩnh vực nhạy cảm?
Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để mở rộng thị trường, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trung gian thanh toán trong nước là hợp xu hướng. Tuy nhiên, phạm vi thu hút đến đâu, cơ chế giám sát và kiểm soát như thế nào để đảm bảo an ninh tài chính, an ninh tiền tệ quốc gia lại là vấn đề khác.
Để giải được bài toán này, các cơ quan nhà nước liên quan, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước cần có những rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.
Theo dự kiến, trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn thiện Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có một nội dung quan trọng liên quan đến room đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực fintech nói chung và trung gian thanh toán nói riêng. Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ có một văn bản luật quy định hình thức đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán) và tỷ lệ tối đa phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài áp dụng đối với tổ chức không phải là ngân hàng đang làm thủ tục xin cấp giấy phép, cũng như tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
Chiếu theo Điều 7, Nghị định 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam quy định: “Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam”, thì tỷ lệ lý tưởng để áp dụng cho fintech và trung gian thanh toán cũng nên tương đương mức 30%, bởi trung gian thanh toán cũng chính là đối tượng điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng.
Tương tự, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang soạn Dự thảo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi, dự kiến đưa ra thảo luận trong kỳ họp Quốc hội tháng 10/2019 và có thể thông qua tại kỳ họp tiếp theo. Việc bổ sung những quy định cụ thể về điều kiện cấp phép và kinh doanh hoạt động tại Việt Nam của ngành nghề có điều kiện fintech/trung gian thanh toán là rất cần thiết.
Đồng thời, để đảm bảo quyền kiểm soát các trung gian thanh toán không rơi vào tay doanh nghiệp xuyên biên giới, nên có quy định về việc cổ phần của một cổ đông nước ngoài không được phép vượt quá 20%, cũng như không được có quan hệ, hành vi liên kết với các cổ đông nước ngoài khác để gây áp lực về đường hướng hoạt động của trung gian thanh toán đó.
Đối với các trung gian thanh toán có tỷ lệ vốn góp nước ngoài đã vượt 49%, cơ quan quản lý cần đưa ra được một lộ trình hạ room hợp lý để tránh đổ vỡ doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng tới khả năng thu hút FDI. Việc hạ room phải đảm bảo các nguyên tắc như: trong các lần chuyển nhượng hoặc tăng vốn tiếp theo, chỉ được nhận vốn, chuyển nhượng cho các cổ đông trong nước; không được huy động thêm vốn từ những nhà đầu tư nước ngoài khác; không được mở rộng phạm vi hoạt động: không mở rộng phạm vi về địa lý, nội dung trong giấy phép đã được cấp (căn cứ theo phương án kinh doanh đã được phê duyệt trong lần xin cấp phép lần nhất).
Để tạo điều kiện và tạo sự đồng bộ cho các trung gian thanh toán đã có mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hơn 30%, Ngân hàng Nhà nước cần quy định lộ trình hoàn tất việc hạ room nước ngoài trong vòng 10 năm (tính từ thời điểm được cấp phép) bởi giấy phép trung gian thanh toán có thời hạn 10 năm. Sau thời hạn này, nếu doanh nghiệp vi phạm tỷ lệ đầu tư nước ngoài, sẽ không được gia hạn giấy phép.
Hiện tại, một số ý kiến đang đề xuất cơ chế regulatory sandbox (thí điểm trong phạm vi hạn chế) trong lĩnh vực tài chính, fintech. Tuy nhiên, để đảm bảo giảm thiểu rủi ro, tránh đe dọa an ninh tài chính, an ninh tiền tệ quốc gia, việc cho phép sandbox với trung gian thanh toán cần hết sức thận trọng, với những tiêu chí và điều kiện tham gia cần đặc biệt chi tiết, minh bạch, nhất là về tỷ lệ vốn góp nước ngoài.
-
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa -
Lỗ hổng trong thẩm định hồ sơ mở thẻ tín dụng -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử