-
TP.HCM vận hành tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí -
Vàng có thể "ngủ đông"; ngân hàng lo thiệt hại nặng vì rủi ro công nghệ -
Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025? -
Lợi nhuận quý IV2024 của Sacombank tăng 68% -
Agribank tham gia hai dự án lớn về tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu -
Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao
Nhiều ngân hàng nhận được khoản vay lớn từ định chế tài chính nước ngoài nhờ tích cực tham gia tài trợ vốn cho các dự án xanh. |
Cơ hội hút vốn ngoại nhờ tín dụng xanh
Mới đây, Ngân hàng VPBank đã được Tập đoàn Tài chính Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (DFC) cam kết cung cấp khoản vay song phương trị giá 300 triệu USD kỳ hạn 7 năm nhằm hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ và hỗ trợ các dự án xanh, bền vững tại Việt Nam.
Đây không phải là lần đầu tiên VPBank nhận được khoản tài trợ vốn lớn do đã tích cực theo đuổi tín dụng xanh. Trước khoản vay được cấp bởi DFC, VPBank liên tiếp huy động thành công nhiều khoản vay tài chính bền vững quốc tế có quy mô lớn, với tổng giá trị lên tới hơn 1 tỷ USD từ năm 2020 từ ADB, SMBC, JICA, ANZ và Công ty Chứng khoán Maybank Securities Pte. Ltd.
Trước VPBank, nhiều ngân hàng lớn của Việt Nam cũng nhận được các khoản vay lớn từ nhiều định chế tài chính nước ngoài nhờ tích cực tham gia tài trợ vốn cho các dự án xanh.
Theo ông Nguyễn Chí Hiếu, Giám đốc Khối Tư vấn Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) tại KPMG Việt Nam và Campuchia, nhiều cơ hội sẽ mở ra với các ngân hàng khi tham gia thị trường vốn xanh, trong đó có việc tăng khả năng tiếp cận vốn, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt so với các ngân hàng khác…
Mặc dù tín dụng xanh đang là xu hướng khó tránh, song mới chỉ một số ngân hàng lớn tại Việt Nam tham gia đầu tư lĩnh vực này. Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), đến tháng 6/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh mới đạt gần 528.300 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong số 12 lĩnh vực xanh mà NHNN hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm 45%) và nông nghiệp xanh (31%).
Sở dĩ các ngân hàng còn ngại ngần đầu tư vào các dự án xanh là vì vốn ngân hàng huy động ngắn hạn, nhưng cho vay đầu tư dự án xanh, dự án về môi trường thường có thời gian dài. Bên cạnh đó, theo ông Hiếu, các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong thẩm định dự án xanh, quy trình nội bộ khi phân loại và xây dựng khung dự án xanh, cũng như tích hợp các vấn đề rủi ro của bộ tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội, quản trị) vào khung rủi ro chung của ngân hàng còn nhiều vướng mắc…
Mặc dù vậy, theo Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú, tín dụng xanh là một trong những nội dung rất thời sự. “Bây giờ không phải là lúc đủng đỉnh để tìm hiểu, nghiên cứu, triển khai chậm chạp”, Phó thống đốc nhấn mạnh.
Tìm dư địa tăng trưởng mới
Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, hiện nay, các động lực tăng trưởng truyền thống như xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới hết sức quan trọng, đặc biệt là các động lực như kinh tế số, kinh tế xanh. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cũng xác định mục tiêu đưa nền kinh tế xanh từ quy mô 6,7 tỷ USD năm 2020 (khoảng 1,95% GDP) lên 300 tỷ USD trong GDP vào năm 2050 (khoảng 10% GDP), trong đó tỷ trọng đóng góp của kinh tế xanh đến năm 2025 là 1,8 - 2% GDP.
Để thực hiện được mục tiêu trên, theo các chuyên gia, Việt Nam cần dựa vào rất nhiều nguồn vốn: đầu tư công, viện trợ nước ngoài, đầu tư nước ngoài, kiều hối, trái phiếu xanh, tín dụng xanh…, trong đó vốn tín dụng xanh giữ vai trò hết sức quan trọng.
Trong bối cảnh tín dụng tăng chậm, vốn ứ thừa tại các nhà băng, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, đã đến lúc phải “bàn chuyện dài hạn”, tính toán xem ngành nào, lĩnh vực nào có thể “kéo 100 triệu dân đi lên” để có các giải pháp phù hợp, hiệu quả. Kinh tế số, kinh tế xanh là các lĩnh vực ngân hàng cần tập trung đầu tư thời gian tới để tạo sự chuyển biến mới cho nền kinh tế.
Đương nhiên, để ngân hàng yên tâm rót vốn cho kinh tế xanh, theo các chuyên gia, trước hết phải xây dựng chính sách, công cụ về huy động nguồn vốn cho phát triển nhanh và bền vững. Phải rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về tín dụng xanh phù hợp với quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, cũng như quy định về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng.
Đồng thời, phải phát triển thị trường trao đổi quyền phát thải theo cơ chế thị trường tại Việt Nam. Xây dựng, áp dụng khung chính sách về khuyến khích và ưu đãi đầu tư, cơ chế và các công cụ tài chính nhằm khơi thông nguồn lực xã hội…
-
Lợi nhuận quý IV2024 của Sacombank tăng 68% -
Agribank tham gia hai dự án lớn về tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu -
Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao -
Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024 -
Cơ hội vay vốn tiền tỷ với lãi suất từ 0% dành riêng cho các chủ shop -
Chỉ số DXY vượt mốc 108 điểm, tỷ giá tăng áp lực -
USD neo cao trên đỉnh 13 tháng, giá vàng trồi sụt mạnh
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up