-
Không tiêm vắc-xin sau khi bị chó cắn, một trẻ tử vong do bệnh dại -
Tin mới y tế ngày 31/10: Phát hiện thêm phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” -
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV -
Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ -
TP.HCM: Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi có dấu hiệu gia tăng -
Đề xuất Quốc hội cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Chuyên gia khuyến cáo người dân có nhu cầu làm đẹp cần tìm hiểu kỹ thông tin về cơ sở tiến hành làm đẹp, tránh rước họa vào thân |
Biến chứng nặng vì làm đẹp tại cơ sở kém chất lượng
Thay vì đến các bệnh viện, trung tâm thẩm mỹ uy tín để làm đẹp, do thời gian gấp gáp, không ít chị em đã chọn những cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng.
Liên tục trong thời gian gần đây, tin vào những lời quảng cáo làm đẹp cấp tốc đón Tết, đã có những trường hợp bị biến chứng mù mắt vì tiêm filler (chất làm đầy); bị bỏng rộp nghiêm trọng vì hút mỡ bụng, mỡ đùi..., phải vào bệnh viện để điều trị.
Bệnh nhân L.T.T đã điều trị 9 ngày tại Bệnh viện Da liễu Trung ương với nhiều biến chứng đau đớn kể lại với phóng viên Báo Đầu tư rằng, với mong muốn có làn da đẹp để đón Tết, chị đã điều trị mụn và lăn kim tại một spa gần nhà. Liệu trình có giá 4 triệu đồng, chưa kể chi phí mua các loại mỹ phẩm.
Tuy nhiên, sau ngày đầu tiên điều trị mụn, chị bị sốt cao liên tục hơn 40 độ C, mặt bị chảy nhiều dịch mủ vàng. Chị đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám, bác sĩ kết luận, chị bị nhiễm trùng da lan tỏa, phải điều trị bằng kháng sinh. Nếu không được điều trị và chẩn đoán kịp thời, chị T. có nguy cơ bị hoại tử, loét và nguy hiểm đến tính mạng.
- Bác sĩ Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt (Bệnh viện E)
Bác sĩ, TS. Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, thời gian gần đây, Bệnh viện liên tục tiếp nhận bệnh nhân đến trong tình trạng bị biến chứng sau quá trình làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ, spa. “Biến chứng chủ yếu là tắc mạch, hoại tử da sau tiêm filler, phản ứng viêm, nổi u hạt sau khi tiêm mesotherapy (tiêm vi điểm trẻ hóa da - PV)”, bác sĩ Thái Hà nói.
Cũng theo bác sĩ của Bệnh viện Da liễu Trung ương, do thời gian từ nay đến Tết không còn nhiều, nên đa phần khách hàng lựa chọn các phương pháp làm đẹp cấp tốc, tạo sự thay đổi nhanh chóng như căng chỉ, tiêm botox, filler, mesotherapy… Đặc biệt, vài năm trở lại đây, dịch vụ tiêm mesotherapy nở rộ. Đây là liệu pháp tiêm tinh chất trực tiếp vào da và được quảng cáo sẽ giúp da chống lão hóa, săn chắc, trắng sáng nhanh và trẻ trung hơn.
Tuy nhiên, bác sĩ Thái Hà cho hay, năm nay, biến chứng gặp nhiều hơn các năm trước là phản ứng viêm, nổi u hạt sau khi tiêm mesotherapy. Việc điều trị biến chứng này rất khó khăn. “Qua tìm hiểu của chúng tôi, một số spa, cơ sở thẩm mỹ nhập về những sản phẩm không được cấp phép tiêm, nhưng họ vẫn cố tình tiêm cho khách hàng, dẫn đến biến chứng”, bác sĩ Thái Hà nói.
Không những vậy, tại một số trung tâm thẩm mỹ, spa, đội ngũ nhân viên, phẫu thuật viên không phải là bác sĩ, không được đào tạo chuyên môn và không đủ kinh nghiệm để làm các thủ thuật, phẫu thuật thẩm mỹ, thậm chí tiêm không đúng kỹ thuật, dẫn đến biến chứng cho khách hàng.
Tránh xa cơ sở thẩm mỹ “chui”
Để xảy ra vấn nạn liên quan tới thẩm mỹ thời gian qua, theo thừa nhận của cơ quan chức năng, ngoài tâm lý muốn làm đẹp của người dân nhưng không tìm hiểu kỹ càng, thì một nguyên nhân quan trọng là do sự lộn xộn trong cung cấp dịch vụ của các cơ sở làm đẹp.
Về công tác quản lý nhà nước, do hiện chưa có quy định chi tiết hướng dẫn về biển hiệu của các cơ sở cung ứng “dịch vụ làm đẹp”, nên hầu hết các cơ sở này đều “xưng danh” là “thẩm mỹ viện”, “viện thẩm mỹ”...
Thực tế, qua thanh - kiểm tra các cơ sở dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, bao gồm cơ sở chăm sóc da (spa), cơ sở cắt tóc, gội đầu, làm móng, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ thực hiện phun, xăm, thêu trên da, cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý nghiêm một số cơ sở sử dụng thuốc tê dạng tiêm và cung cấp các dịch vụ làm đẹp trái phép.
Thị trường làm đẹp đang rất sôi động với rất nhiều kênh thông tin, trong đó, thông tin quảng cáo trực tuyến rất mạnh, nhưng đây chỉ là kênh mang tính chất tham khảo. Các chuyên gia khuyên cáo, người dân có nhu cầu làm đẹp cần kiểm tra thông tin về bác sĩ, phòng khám trên cơ sở dữ liệu của sở y tế địa phương, tuyệt đối không phó thác sức khỏe và nhan sắc cho các cơ sở thẩm mỹ “chui”, không có giấy phép và các nhân viên thẩm mỹ không có bằng cấp.
-
Năm 2023, bảo hiểm y tế chi trả hơn 300 triệu USD cho thuốc điều trị ung thư -
Hà Nội: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 9,8% -
Tin mới y tế ngày 31/10: Phát hiện thêm phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” -
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV -
Tăng cao bệnh nhân mắc viêm đường hô hấp trên -
Quyền lợi cho người bệnh được bảo đảm khi mua thuốc bên ngoài -
Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ
- Tổng thầu xây dựng Central được vinh danh trong Bảng xếp hạng PROFIT500
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo