
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu
-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt
![]() |
Sacombank dự kiến bán toàn bộ 81,56 triệu cổ phiếu quỹ thu về hàng ngàn tỷ đồng. |
Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB-HoSE) vừa thông báo phương án giao dịch cổ phiếu quỹ. Theo đó, Sacombank đã đăng ký bán hết tổng số 81,56 triệu cổ phiếu quỹ trong thời gian dự kiến từ ngày 01/7-30/7/2021.
Mục đích bán cổ phiếu quỹ nhằm thực hiện theo Đề án tái cấu trúc sau sáp nhập đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, đồng thời để tăng nguồn vốn tự có và bổ sung nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng.
Sacombank sẽ bán cổ phiếu trên sàn, trong đó, tối đa 20.087 cổ phiếu bán theo phương thức thỏa thuận. Còn lại, hơn 81,5 triệu cổ phiếu sẽ giao dịch thông qua khớp lệnh. Dù nguồn cung cổ phiếu tăng mạnh, với khối lượng giao dịch bình quân thời gian gần đây lên tới 27 triệu đơn vị/phiên, khả năng hấp thụ của thị trường cũng không nhỏ.
Tính theo mức giá đóng cửa cổ phiếu STB ngày 22/6 (30.200 đồng/cổ phiếu), ngân hàng có thể thu về 2.463 tỷ đồng nếu giao dịch thành công toàn bộ lượng đăng ký bán. Số cổ phiếu quỹ trên có được từ việc sáp nhập SouthernBank vào Sacombank với giá trị sổ sách được ghi nhận là hơn 750,9 tỷ đồng. Nếu bán thành công toàn bộ lượng cổ phiếu quỹ đăng ký, thặng dư vốn cổ phần của Sacombank sẽ tăng thêm hơn 1.710 tỷ đồng.
Trước đó, vào trung tuần tháng 6/2021, sau khi nhận được tài liệu báo cáo giao dịch của Sacombank, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã đề nghị NHNN có ý kiến về việc bán cổ phiếu quỹ của Sacombank theo Đề án tái cơ cấu để cơ quan này phản hồi Sacombank về tài liệu báo cáo giao dịch bản cổ phiếu quỹ.
Quá trình tái cơ cấu, xử lý các tồn đọng sau sáp nhập SouthernBank là nguyên nhân khiến Sacombank phải tập trung mọi nguồn lực xử lý nợ xấu và chưa được chia cổ tức. Ngay ở kỳ họp đại hội năm 2021, Sacombank kiến nghị NHNN để sử dụng toàn bộ phần lợi nhuận chưa phân phối hơn 6.000 tỷ đồng để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ, đáp ứng kỳ vọng của cổ đông nhưng đã không được chấp thuận. Hơn 6 năm qua, cổ đông của Sacombank đã không được chia cổ tức.
Năm 2021, Sacombank đặt mục tiêu tổng tài sản 533.300 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2020. Nguồn vốn huy động đạt 485.500 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước. Tổng dư nợ tín dụng đạt 372.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu với mục tiêu Sacombank đưa ra kiểm soát ở mức dưới 2%
Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt mức 4.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2020. Trong quý đầu năm 2021, Sacombank ghi nhận lãi trước thuế 1.000 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 25% kế hoạch năm.

-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp -
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”