Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Sacombank vượt "bão" Covid-19 như thế nào?
T.V - 04/11/2021 16:18
 
Quý III/2021 có thể nói là một quý nhiều thách thức đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng bởi những hệ lụy của dịch Covid-19.

Nỗ lực duy trì tăng trưởng ổn định, an toàn

Ngân hàng Nhà nước liên tục đưa ra những cơ chế, chính sách kịp thời như Thông tư 14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01 quy định về việc tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn. 

Là một ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu với những thử thách nhất định, nhưng Sacombank vẫn để lại dấu ấn là một đơn vị tích cực đồng hành cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thực thi những giải pháp thiết thực thúc đẩy cho nền kinh tế song song với việc đảm bảo duy trì mức độ tăng trưởng ổn định của chính mình.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 của Sacombank cho thấy lợi nhuận trước thuế đạt gần 825 tỷ đồng, tổng tài sản 494.295 tỷ đồng, tổng huy động khách hàng 435.537 tỷ đồng và dư nợ cho vay khách hàng 356.440 tỷ đồng. Trước tác động của dịch Covid-19 nên chỉ tiêu về huy động và cho vay có sự tăng chậm lại.

Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, Sacombank vẫn tăng trưởng ổn định với lợi nhuận trước thuế đạt gần 3.250 tỷ đồng, hoàn thành 81,2% kế hoạch; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tăng 1,02% so với đầu năm, đạt 10,49%; tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát tốt, giảm 0,05% so với đầu năm, hiện ở mức 1,42%.

Ngân hàng đã thu hồi, xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng đạt doanh số gần 9.000 tỷ đồng. Tổng thu nhập thuần 9 tháng của Sacombank đạt 13.090 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nhu cầu giao dịch trực tuyến của khách hàng tăng cao trong bối cảnh dịch bệnh nên dịch vụ ngân hàng số của Sacombank đã đạt được những con số ấn tượng như trên 65 triệu giao dịch ngân hàng điện tử eBanking với giá trị giao dịch gần 2.500.000 tỷ đồng, lợi nhuận từ mảng thẻ tăng gần 30% với với cùng kỳ năm trước.

Dù nhiều thách thức nhưng Sacombank đã duy trì thực hiện tối ưu các biện pháp vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra xuyên suốt, an toàn, đồng thời không ngừng gia tăng năng suất lao động và tiết giảm chi phí. Do đó, Sacombank vẫn kiểm soát được thanh khoản và đảm bảo tiến độ kế hoạch lợi nhuận năm 2021 do Đại hội đồng cổ đông giao.

Tích cực đồng hành cùng khách hàng và xã hội

Thực hiện theo Thông tư 01, 03 và 14 của Ngân hàng Nhà nước, Sacombank tích cực đồng hành cùng khách hàng khắc phục những ảnh hưởng của dịch bệnh. Tính đến 30/9/2021, tổng dư nợ của khách hàng được Sacombank cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi là gần 12.400 tỷ đồng. 

Song song đó, Sacombank liên tục tung ra các gói vay ưu đãi dành cho khách hàng như nguồn 10.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4%/năm dành cho doanh nghiệp xuất khẩu và hỗ trợ khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 18/6/2021 đến hết năm.

Tiếp đó, Sacombank là ngân hàng đầu tiên công bố mức giảm lãi suất cho vay đến 1% cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp thuộc các ngành nghề chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh như du lịch, lữ hành, vận tải, nhà hàng - khách sạn - nghỉ dưỡng, giáo dục, y tế… ngay sau cuộc họp của NHNN với các tổ chức tín dụng hồi tháng 7/2021. 

Sacombank còn triển khai nguồn vốn cho vay gián tiếp từ Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF) đến doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các lĩnh vực được Chính phủ chú trọng như doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị với lãi suất cạnh tranh và mức vay tối đa lên đến 80% tổng mức vốn đầu tư của mỗi dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, đồng thời vốn chủ sở hữu đảm bảo tối thiểu 20% trên tổng mức vốn đầu tư.

Ngày 19/10/2021, Sacombank tiếp tục đưa ra nguồn vốn ưu đãi trị giá đến 20.000 tỷ đồng, trong đó gồm 10.000 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất từ 4,5%/năm và 10.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh, mua/xây sửa bất động sản, mua xe ôtô với lãi suất từ 6,5%/năm.

Đến ngày 20/10/2021, Sacombank ký kết hợp đồng tín dụng dành hơn 5.000 tỷ đồng cho 5 doanh nghiệp với mức lãi suất từ 0,5 - 1,5%/năm trong chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại TP.HCM.

Ngoài ra, hàng loạt ưu đãi về phí cũng được Sacombank áp dụng cho doanh nghiệp như: miễn phí ngân hàng điện tử, phí thường niên và dịch vụ quản lý thẻ doanh nghiệp VBR, dịch vụ chi lương, miễn/giảm phí chuyển tiền, tài trợ thương mại, bảo lãnh…

Đồng thời, lãi suất dành cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm trực tuyến cao hơn lên đến 0,5%/năm so với tại quầy và có thể vay tiêu dùng nhanh dựa trên số dư tiết kiệm này mọi lúc mọi nơi mà không cần đến Ngân hàng.

Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, Sacombank còn dành nhiều nguồn lực với tổng chi phí gần 370 tỷ đồng để chung tay cùng toàn xã hội phòng chống, khắc phục hậu quả của dịch bệnh và tham gia các hoạt động an sinh xã hội.

Sacombank tiếp thêm 20.000 tỷ đồng vốn hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh
Sacombank cho biết, tiếp tục triển khai nguồn vốn ưu đãi trị giá đến 20.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân tháo gỡ khó khăn do...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư