-
Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp -
Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp -
Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng -
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần
Samsung Pay sắp có mặt tại Việt Nam |
Thực tế, thông tin trên đã được đề cập từ đầu năm ngoái, khi Samsung chuẩn bị ra mắt Galaxy S7 và S7 Edge tại Việt Nam. Khi đó, ông Kim Kyung-dong, Giám đốc sản phẩm Samsung Pay cho biết, Việt Nam là thị trường tiềm năng, hứa hẹn lớn với Samsung Pay. Và rằng, Samsung Pay sẽ góp phần đưa Việt Nam từ nước sử dụng tiền mặt cao thành quốc gia thanh toán điện tử.
Lúc ấy, nhiều nguồn tin cho rằng, Samsung Pay sẽ có mặt tại Việt Nam ngay trong năm 2016. Tuy nhiên, phải tới thời điểm này, Samsung Pay mới đủ điều kiện để sẵn sàng mang lại sự thuận tiện cho người tiêu dùng Việt Nam. Với Samsung Pay, khách hàng không cần các loại thẻ như ATM, chỉ cần sử dụng điện thoại là có thể thanh toán ở mọi điểm chấp nhận thẻ.
Thông tin chưa chính thức được tiết lộ, song có thể, nhiều tên tuổi lớn của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng sẽ tham gia hỗ trợ phát triển Samsung Pay trong giai đoạn đầu, như Vietcombank, VietinBank, BIDV… Thậm chí sẽ có cả các ngân hàng ngoại “cùng chơi” với Samsung Pay tại Việt Nam. Những cái tên được đồn đoán là Shinhanbank, Citi Bank…
Điểm thú vị là, cùng thời điểm thông tin Samsung Pay sẽ có mặt tại Việt Nam, thì tờ Business Korea cách đây ít ngày cho biết, Công ty Chứng khoán Samsung - Samsung Securities dự kiến thâm nhập thị trường Việt Nam thông qua việc hợp tác với một quỹ đầu tư tư nhân Hồng Kông là Caldera Pacific để mua lại cổ phần của Dragon Capital.
Cụ thể, Samsung Securities và Caldera Pacific sẽ trở thành cổ đông lớn thứ hai với 40% cổ phần của Dragon Capital. Nhưng trong đó, Samsung Securities chỉ sở hữu khoảng 10% cổ phần của quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam, đang quản lý tài sản trị giá tới 900 triệu USD tại Việt Nam này. Tuy vậy, thông tin cho biết, đây là một khoản chi lớn.
Nguồn tin của Business Korea cũng cho biết, Samsung Securities hiện chưa có bất cứ cầu nối nào với thị trường Việt Nam, ngoại trừ quan hệ chiến lược với Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC), được thiết lập cách đây chưa lâu. Do đó, các chuyên gia cho rằng, có khả năng, Samsung Securities sẽ tiếp tục mua lại cổ phần tại các công ty khác và khoản đầu tư này mới chỉ là khởi đầu.
Như vậy, sau khi đầu tư hàng loạt tổ hợp công nghệ cao tại Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP.HCM, với tổng vốn đầu tư lên tới trên 17 tỷ USD, Samsung đã chính thức lấn sân sang các lĩnh vực đầu tư khác tại Việt Nam. Nói đúng hơn, từ năm 2002, Samsung đã đầu tư để thành lập Công ty Bảo hiểm Samsung Vina tại Việt Nam. Nhưng kể từ đó tới nay, ông lớn Hàn Quốc chỉ tập trung phát triển các nhà máy sản xuất tại Việt Nam.
Cùng với việc đưa Samsung Pay vào Việt Nam, cũng như việc đầu tư vào Dragon Capital, tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc đã có thêm ngã rẽ mới ở thị trường Việt Nam. Trong khi đó, Samsung vẫn đang thúc đẩy kế hoạch đầu tư các dự án điện tại Việt Nam.
-
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa -
Lỗ hổng trong thẩm định hồ sơ mở thẻ tín dụng -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử