
-
Doanh nghiệp Quảng Bình phản ánh tình trạng khó khăn do khan hiếm vật liệu xây dựng
-
Phát huy vai trò kinh tế tư nhân để phát triển du lịch TP. Hà Nội
-
Start-up AI Việt cần lối đi riêng
-
Ứng dụng công nghệ vi sinh vào phát triển kinh tế
-
Kinh tế tư nhân: Lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới -
Phát triển kinh tế tư nhân: Cải cách hành chính thực chất, dứt khoát bỏ cơ chế xin - cho
![]() |
Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2024 tăng ở 56 địa phương trên cả nước. |
Thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024, Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 02/2024 ước tính giảm 18% so với tháng trước do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn vào trọn trong tháng 2.
Còn so với cùng kỳ, sản xuất công nghiệp tháng 2/2024 giảm 6,8%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 2 tháng 2024, IIP ước tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%). Ngành khai khoáng giảm 3,5% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,4%); ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9% (cùng kỳ năm 2023 giảm 3,1%),; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,6%).
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2/2024 so với tháng trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn giảm mạnh, gồm: Vĩnh Long giảm 27,2%; Hải Dương giảm 25,5%; TP.HCM 24,3%; Bình Dương giảm 24,1%; Hà Nội giảm 20,3%; Đồng Nai giảm 19,6%; Trà Vinh giảm 17,5%; Long An giảm 13,7%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 11,7%.
Tốc độ tăng/giảm chỉ số IIP 2 tháng đầu năm các năm 2020-2024
so với cùng kỳ năm trước của một số ngành công nghiệp trọng điểm.
|
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
|||
Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên |
-7,8 |
-9,9 |
-3,4 |
-3,1 |
-9,4 |
|||
Sản xuất chế biến thực phẩm |
5,2 |
3,3 |
6,2 |
1,2 |
5,8 |
|||
Sản xuất đồ uống |
-6,8 |
13,4 |
1,5 |
12,7 |
-6,6 |
|||
Dệt |
6,6 |
5,0 |
5,3 |
-9,9 |
17,6 |
|||
Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ |
10,8 |
-3,7 |
-12,7 |
21,6 |
25,3 |
|||
Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất |
4,1 |
5,1 |
-0,3 |
-2,0 |
27,7 |
|||
Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu |
19,8 |
4,9 |
5,0 |
6,5 |
23,2 |
|||
Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic |
3,8 |
7,6 |
-16,5 |
9,6 |
24,3 |
|||
Sản xuất sản phẩm từ khoáng |
-0,2 |
7,7 |
8,4 |
-10,7 |
0,6 |
Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm so với cùng kỳ năm trước: Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị giảm 21,8%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 9,4%; sản xuất đồ uống giảm 6,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 2,6%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 0,8%.
Theo báo cáo, chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 56 địa phương và giảm ở 7 địa phương trên cả nước.
Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 2 tháng đầu năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước, gồm: Xăng dầu tăng 44,7%; phân hỗn hợp NPK tăng 29%; thép cán tăng 24,1%; sơn hóa học tăng 22,4%; đường kính tăng 21,1%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 20,8%; thép thanh, thép góc tăng 18,6%; sữa bột tăng 15,3%; điện sản xuất tăng 12,1%.
Trong khi đó, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Linh kiện điện thoại giảm 20,8%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 16,1%; ti vi giảm13,7%; bia giảm 11,5%; ô tô giảm 9,8%; sắt, thép thô giảm 8,6%; điện thoại di động giảm 6,7%.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/02/2024 tăng 0,3% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 0,5% so với cùng thời điểm năm trước.
Đáng nói, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước không đổi so với tháng trước và giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 0,1% và giảm 2,2%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,5% và tăng 0,4%.
Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 0,2% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0,9% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 0,3% và giảm 0,7%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi và tăng 0,5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,1% và tăng 1,8%.
-
Kinh tế tư nhân: Lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới -
Phát triển kinh tế tư nhân: Cải cách hành chính thực chất, dứt khoát bỏ cơ chế xin - cho -
Mỹ áp thuế tạm thời sản phẩm vỏ viên nhộng cứng nhập từ Việt Nam -
Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 4: Tổ đại bàng và cánh đồng cho ong mật -
Vinfast Energy “bắt tay” Bóng đèn Rạng Đông; Sợi Thế Kỷ không đua giá; Vinaseed tái cấu trúc toàn diện -
Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Đồng Nai phản ánh thiếu khí LNG phục vụ sản xuất -
Hải Phòng đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp logistics phát triển
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Dược phẩm - Thiết bị Y tế
-
Giảm chi phí đầu tư nhưng đảm bảo tính bền vững thực chất cho công trình xanh