
-
Nắng nóng cực đoan khiến băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường
-
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ trong việc chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh”
-
Đề xuất xây dựng chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn châu Phi
-
Tháo gỡ nút thắt thể chế, giải phóng tiềm năng đất và tài nguyên
-
Trồng lúa phát thải thấp mở đường cho nông nghiệp xanh và thị trường carbon -
Cao Bằng đã giải ngân 33% kế hoạch vốn Chương trình giảm nghèo
![]() |
Đơn vị tham gia chia sẻ kinh nghiệm về Chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Nguồn: Bộ Công thương |
Ngày 15/7, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị toàn quốc về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2022. Tham gia hội nghị gồm đại diện các bộ, ngành liên quan, Bộ Công thương; Sở Công thương và đại diện đơn vị, doanh nghiệp hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững (tại các địa phương.
Theo đó, hội nghị được tổ chức nhằm giúp các đơn vị nhận thức được tầm quan trọng và đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững; chia sẻ kinh nghiệm, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tham gia chương trình để cùng nhau hướng đến một nền kinh tế xanh, bảo vệ môi trường.
Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương) cho biết năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình, với nguồn kinh phí còn hạn chế nhưng kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đáng khích lệ.
Cụ thể, Bộ Công thương đã hỗ trợ và hướng dẫn được 24 tỉnh/thành phố ban hành kế hoạch hành động triển khai thực hiện chương trình; xây dựng 5 hướng dẫn kỹ thuật chuyên sâu cho các ngành triển khai sản xuất và tiêu dùng bền vững; xây dựng được bộ tiêu chí áp dụng cho các làng nghề thủ công bền vững; xây dựng được bộ bài giảng đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho giảng viên, tuyên truyền viên; xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn cho một số ngành; tính toán và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu áp dụng cho ngành phân bón; xây dựng tài liệu kỹ thuật và nâng cao năng lực về thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng đối với sản phẩm bao bì.
Tại hội nghị, ông Lê Bá Việt Bách, đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững thông tin kết quả hoạt động của Chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững toàn quốc năm 2021-2022 đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực.Theo đó, chương trình đã hỗ trợ 2 tỉnh và xây dựng hướng dẫn các tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các ngành như chế biến thủy sản, bia rượu, bao bì; xây dựng 8 số tạp chí về sản xuất và tiêu dùng bền vững…
Ông Bách cũng cho biết, trong năm 2023, Bộ Công thương sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Ngoài ra, Bộ Công thương sẽ hỗ trợ một số tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững 2021 – 2030; phối hợp với các địa phương triển khai chương trình; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các ngành như da giày, chế biến chè...
Về kinh nghiệm triển khai chương trình, ông Đào Hồng Thái, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (thuộc Sở Công thương TP. Hà Nội) chia sẻ, trung tâm đã xây dựng chương trình truyền thông để phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức, kiến thức, giới thiệu các mô hình sinh thái, các chuỗi cung ứng, các mô hình điển hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
“Kết quả, 70% các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp và 50% các doanh nghiệp tại các làng nghề được hướng dẫn, áp dụng sản xuất và tiêu dùng bền vững, áp dụng đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Và 80% các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TP. Hà Nội đã thực hiện cam kết giảm sử dụng túi nilon khó phân hủy, chuyển đổi sử dụng túi tự hủy sinh học, bao bì thân thiện với môi trường thay thế dần cho các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy”, ông Thái nhấn mạnh.

-
Trồng lúa phát thải thấp mở đường cho nông nghiệp xanh và thị trường carbon -
Cao Bằng đã giải ngân 33% kế hoạch vốn Chương trình giảm nghèo -
TP.HCM đẩy mạnh xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến -
Ứng phó với cơn bão số 3 (WIPHA): EVNGENCO1 chủ động sẵn sàng từ sớm -
Kết nối bảo tồn với phát triển hệ sinh thái biển là chìa khóa cho tương lai xanh -
Lộ trình giảm phát thải nhựa vì tương lai xanh, sạch của Hà Nội -
Hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn cho ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật
-
Mở tài khoản doanh nghiệp online với VietinBank eFAST
-
PVOIL thí điểm bán xăng sinh học E10 RON95
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu