-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Người dân khi có nhu cầu làm đẹp nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa |
Ngọt ngào, nhưng man trá
Chị T.H.T (30 tuổi, Thanh Hóa) do tự ti với vòng 1 quá nhỏ, nên muốn thay đổi kích cỡ. Sau một thời gian tìm hiểu, chị T. đã biết tới phương pháp “nâng ngực đệm mô lipid” không cần phẫu thuật, không đau đớn, ngực đẹp nhanh và chi phí rất phải chăng, với chỉ 10 triệu đồng do một cơ sở thẩm mỹ mời gọi.
Nghe theo lời giới thiệu của nhân viên tư vấn, chị T. đã tới một thẩm mỹ viện tại Hà Nội để thực hiện thủ thuật. Chị T. chia sẻ, trước khi thực hiện nâng ngực thẩm mỹ, cơ sở này cam kết nâng ngực không xâm lấn, không dùng thủ thuật, không can thiệp dao kéo, mà chỉ dùng máy tác động bên ngoài để kích các mô mỡ ngực phát triển. Sau đó, sẽ cấy mô lipid nhập khẩu vào mô mỡ dưới da bằng đầu cấy nano chuyên dụng.
Cũng theo chị T., trước khi làm thủ thuật, nhân viên thẩm mỹ viện dùng 2 máy áp vào ngực để mát-xa. Các bạn nhân viên có giải thích với chị T. rằng, khi làm vậy sẽ kích thích mô mỡ cho mềm ra để khi tiến hành “nâng ngực đệm mô lipid” dễ dàng hơn.
Chị thấy họ lấy máu và giải thích sẽ tách mỡ (mỡ tự thân) từ máu để tiêm vào cơ thể. Sau đó, chị được họ gây tê để tiến hành thủ thuật. “Lúc này, tôi thấy chân tay không thể phản ứng, không thể nhấc lên được, nhưng vẫn biết mọi việc diễn ra xung quanh. Tôi thấy họ có tiêm khoảng 10 xilanh dung dịch có màu trắng vào người tôi”, chị T. nói.
Sau khi tỉnh dậy, chị T. yêu cầu nhân viên spa cho biết chất lỏng đã tiêm vào người chị là gì, nhưng nhân viên này từ chối với lý do đó là sản phẩm độc quyền của bên họ, không thể tiết lộ. Sau 14 ngày thực hiện phương pháp “nâng ngực đệm mô lipid”, chị T. cảm thấy ngực có hai khối cứng bất thường. Sau đó, chị đã tới Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khám.
- TS. Phạm Ngọc Minh, Khoa Phẫu thuật tạo hình và vi phẫu (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)
Một trường hợp khác, chị B.T.H (26 tuổi, Hà Nội) đến một spa với mong muốn cải thiện vòng 1. Chị H. kể, chị đọc được thông tin quảng cáo nâng ngực mà không cần phẫu thuật của cơ sở này. Sau khi đến, chị được tư vấn nâng ngực bằng sóng xung kích.
“Chi phí ban đầu là 100 triệu đồng, nhưng sau đó, họ nói tôi có bệnh ở ngực, nên phải thêm 50 triệu đồng để thực hiện kỹ thuật này. Lúc gây mê, tôi cũng không biết họ tiêm thuốc gì cho tôi”, chị H. chia sẻ.
Vài ngày sau, chị thấy đau nhức vùng ngực và đi kiểm tra tại phòng khám gần nhà thì kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy xuất hiện các ổ dịch. Hoang mang quá, chị đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để khám.
Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, TS. Phạm Ngọc Minh (Khoa Phẫu thuật tạo hình và Vi phẫu) cho biết, việc lấy chất lỏng ra khỏi ngực bệnh nhân T. để xét nghiệm cũng không hề dễ dàng. Nếu chất tiêm vào ngực bệnh nhân T. là silicon thì sẽ có tính chất bám dính, có nguy cơ gây ung thư.
Đừng dễ dãi tin quảng cáo
Các chuyên gia y tế lưu ý, chị em khi làm đẹp, nếu được nhân viên tiêm, bơm chất lỏng vào người, cần phải rất cẩn trọng, không được dễ dãi tin tưởng, bởi đây là các thủ thuật phải được thực hiện bởi người có chuyên môn. Sở dĩ như vậy là do người không có chuyên môn khi tiêm sẽ không nắm rõ nguyên tắc vô trùng, kỹ thuật tiêm, cũng như những chất được phép hay không được phép đưa vào cơ thể thì sẽ rất nguy hiểm.
Bác sĩ Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ và hàm mặt (Bệnh viện E, Hà Nội) cho biết, phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực gồm có 5 loại là đặt túi độn thế hệ thứ 5; cấy mỡ tự thân; tiêm chất làm đầy; công nghệ nở ngực bằng tế bào gốc và nâng ngực bằng các phương pháp vật lý khác như sóng cao tần, sóng xung kích.
Cũng theo bác sĩ Minh, hiện nay, nhiều cơ sở làm đẹp (không phải phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ) quảng cáo các dịch vụ làm đẹp không phẫu thuật như sóng xung kích, sau đó tiêm các chất làm đầy không rõ nguồn gốc. Vì vậy, chị em cần cẩn trọng.
Còn theo bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ngay cả với các chất được cấp phép sử dụng như filler cũng không nên tiêm vào ngực. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo không tiêm filler vào ngực, mông hoặc khoảng trống giữa các cơ để tạo đường nét hoặc cải thiện cơ thể trên quy mô lớn, bởi việc này dễ dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng, như đau kéo dài, nhiễm trùng, biến dạng vĩnh viễn, thậm chí tử vong.
TS. Phạm Ngọc Minh khuyến cáo, chị em làm đẹp để bản thân thấy tự tin hơn là nhu cầu rất chính đáng, song cần hiểu biết cơ bản về các phương pháp phổ biến như độn túi hoặc cấy mỡ tự thân.
Nếu chọn nâng ngực bằng chất liệu túi độn thì phải được công nhận bởi Bộ Y tế hoặc chứng nhận của FDA. Trường hợp nâng ngực bằng mỡ tự thân, thì cần được tư vấn và tiến hành bởi các bác sĩ và bệnh viện uy tín. Hiện chưa có bằng chứng y học nào trên thế giới về nâng ngực bằng huyết tương PRP hoặc bằng mỡ lấy từ máu. “Tuyệt đối tránh ham rẻ mà nghe quảng cáo đưa các chất lạ vào cơ thể dẫn đến nhiễm trùng”, TS. Phạm Ngọc Minh, nói thêm.
Về trách nhiệm của cơ quan quản lý, theo các bác sĩ, việc thẩm định cấp phép cho một cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ đòi hỏi đáp ứng rất nhiều yếu tố, trong đó bắt buộc phải có phòng mổ, các trang thiết bị, máy móc và hệ thống hồi sức cấp cứu. Cơ quan chức năng cần tiến hành thẩm định nghiêm túc, trách nhiệm.
Về phần nhân sự, quan trọng nhất vẫn phải có người đảm bảo trình độ chuyên môn và kinh nghiệm; bên cạnh sự giám sát về chuyên môn của cơ quan y tế địa phương.
Để tránh những ca tử vong hay biến chứng nặng do phẫu thuật thẩm mỹ, theo ý kiến của các chuyên gia Bộ Y tế, sở y tế và các phòng/trung tâm y tế cấp quận/huyện phải có cơ chế quản lý. Theo đó, các địa phương (cụ thể là UBND và công an phường/xã hoặc các tổ dân phố, ấp...) phải có trách nhiệm giám sát.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả