
-
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha
-
Động thổ xây dựng cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành kết nối Bình Phước với Đắk Nông
-
Kon Tum lập quy hoạch Khu công nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu tập trung
-
Hậu Giang vượt qua khó khăn, phát triển bứt phá
-
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 2025 lên hơn 87.130 tỷ đồng -
Đầu tư dự án truyền tải điện 193,58 tỷ đồng tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị
![]() |
Ảnh minh hoạ. |
Đây là một trong những thông tin đáng chú ý trong công văn báo cáo tình hình thực hiện Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT vừa được UBND tỉnh Lạng Sơn gửi Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.
Cụ thể, bên mời thầu là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức mở thầu vào lúc 16 giờ ngày 27/3/2024.
Hiện nay Tổ chuyên gia đấu thầu đang tổ chức chấm thầu, dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 10/4/2024. Trường hợp có nhà đầu tư trúng thầu, UBND tỉnh Lạng Sơn sẽ tổ chức khởi công Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT trong khoảng thời gian từ 16/4/2024 đến 18/4/2024.
Được biết, trong thời gian vừa qua chỉ có 1 nhà đầu tư gửi đề xuất dự án tới UBND tỉnh Lạng Sơn là Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả.
Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT được thực hiện trên địa bàn các huyện: Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và TP. Lạng Sơn với tổng chiều dài khoảng 59,87km, bao gồm tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, chiều dài khoảng 43,43km và tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam, chiều dài khoảng 16,44km.
Trong đó, tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng có chiều dài khoảng 43km được thiết kế với quy mô 6 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 32,25m; tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam dài khoảng 17km được thiết kế với quy mô 4 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 22m.
Trong giai đoạn phân kỳ, tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng sẽ đầu tư xây dựng tuyến theo quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m; tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam được đầu tư xây dựng theo quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường 14,5m.
Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT là 11.029 tỷ đồng.
Trong đó, vốn do nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thu xếp (gồm: vốn chủ sở hữu, vốn vay và các nguồn huy động khác) là khoảng 5.529 tỷ đồng (chiếm 50,13% tổng mức đầu tư dự án). Vốn nhà nước tham gia dự án PPP là 5.500 tỷ đồng (chiếm 49,87% tổng mức đầu tư), trong đó vốn ngân sách trung ương 3.500 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh 2.000 tỷ đồng.
Với cơ cấu nguồn vốn đầu tư nói trên, thời gian hoàn vốn cho Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng là 25 năm 8 tháng.
-
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 2025 lên hơn 87.130 tỷ đồng -
Đầu tư dự án truyền tải điện 193,58 tỷ đồng tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị -
Đề xuất đầu tư 43.734 tỷ đồng xây cao tốc Quy Nhơn - Pleiku -
Hà Nội giao 57.749 m2 đất tại quận Long Biên để xây dựng công viên, hồ -
Định vị vai trò nhà thầu nội tại siêu dự án đường sắt -
Thủ tướng duyệt Dự án thành phần 1 cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 19.965 tỷ đồng -
Đảm bảo có cơ chế đủ mạnh hấp dẫn nhà đầu tư vào ngành điện
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)