
-
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái
-
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD
-
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
-
Doanh nghiệp Thái Bình - Hưng Yên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển
-
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á -
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi
Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ Moca (Moca) hôm nay thông báo sẽ dừng cung cấp dịch vụ ví điện tử Moca để tập trung nguồn lực vào các dịch vụ trung gian thanh toán khác có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn tại thị trường Việt Nam.
Đây là một phần của chiến lược tái cấu trúc danh mục dịch vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm hướng đến thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững.
Từng là phương thức thanh toán trung gian duy nhất trên Grab, nhưng Moca đã phải chấp nhận chia sẻ thị phần với MoMo sau cú bắt tay chính thức của ví điện tử này với Grab Việt Nam vào tháng 11/2023. Theo đó, hơn 30 triệu người dùng ví điện tử MoMo có thể thanh toán trên ứng dụng Grab khi đặt xe, mua đồ ăn, đi chợ online,…
Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dùng Grab giờ đây có thêm một lựa chọn thanh toán số khác, bên cạnh ví điện tử Moca vốn được tích hợp vào ứng dụng từ năm 2018.
Sự kiện Grab tích hợp MoMo vào nền tảng đã gây chú ý bởi trong ngành fintech Việt Nam, hãng gọi xe công nghệ có trụ sở tại Singapore này vẫn luôn được cho là có mối quan hệ mật thiết với ví điện tử Moca.
Trở lại với Moca, sau ngày 1/7, Moca vẫn tiếp tục là đối tác chiến lược của Grab cho các hoạt động thanh toán trực tuyến, cung cấp một số dịch vụ trung gian thanh toán cho toàn bộ hệ sinh thái Grab tại Việt Nam. Người dùng Grab vẫn có thể tiếp tục trải nghiệm thanh toán không tiền mặt với các phương thức như thẻ ngân hàng, tài khoản ZaloPay, tài khoản MoMo.
![]() |
Sự kiện Grab tích hợp MoMo vào nền tảng đã gây chú ý bởi trong ngành fintech Việt Nam, hãng gọi xe công nghệ có trụ sở tại Singapore này vẫn luôn được cho là có mối quan hệ mật thiết với ví điện tử Moca |
Ông Nguyễn Xuân Việt Bình, Giám đốc Moca, chia sẻ, quyết định này được đưa ra sau khi đã có những cân nhắc và đánh giá rất cẩn thận. Với việc tái cấu trúc danh mục dịch vụ, chúng tôi có thể tập trung vào các lĩnh vực mà chúng tôi có thể mang lại giá trị tốt hơn nữa cho người dùng, đồng thời thúc đẩy công ty tăng trưởng một cách hiệu quả và bền vững.
Moca cam kết sự thay đổi chiến lược này sẽ được triển khai theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, cũng như sẽ cập nhật những thông tin, hướng dẫn cụ thể đến người dùng. Moca cũng đã có kế hoạch, quy trình hoàn trả số dư còn lại trên ví điện tử (nếu có) cho người dùng một cách chính xác, chặt chẽ.
Ông Bình cho biết thêm, Moca đang phối hợp chặt chẽ với các đối tác ngân hàng để đảm bảo việc hoàn trả số dư trên ví điện tử Moca diễn ra một cách chính xác, an toàn và thuận lợi nhất có thể, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành.
Ông Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành, Grab Việt Nam, kể từ năm 2018, hợp tác chiến lược với Moca đã giúp Grab mang lại trải nghiệm an toàn và liền mạch về thanh toán không dùng tiền mặt cho người dùng và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam.
Moca đang và sẽ tiếp tục là đối tác chiến lược của Grab tại Việt Nam, thông qua việc cung cấp các giải pháp trung gian thanh toán quan trọng nhằm tiếp tục thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Grab.
Theo ông Alejandro Osorio, người dùng ngày càng ưa chuộng thanh toán không dùng tiền mặt cho các dịch vụ hằng ngày trên ứng dụng Grab.
Moca được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán vào năm 2016.
Khi đó, Moca là tên tuổi mới trên thị trường thanh toán điện tử, được khai sinh vào năm 2013 bởi một nhóm các cộng sự tâm huyết đã theo đuổi việc làm thanh toán điện tử suốt gần một thập kỷ.
Trong đó, nổi lên hai nhân vật chính là ông Trần Thanh Nam, Chủ tịch – CEO (từng làm Microsoft bên Mỹ) và Nguyễn Quang Dũng, Giám đốc phát triển sản phẩm (từng làm Google ở Silicon Valley) sở hữu 14,4%. Sự đam mê đối với hình thức thanh toán điện tử ở Việt Nam, sau khi cả hai đã bỏ nước ngoài về làm việc trong nước, là yếu tố quyết định đưa hai người đến với nhau.
Trước thời điểm “bán mình”cho Grab, Moca đang bước vào giai đoạn tăng tốc. Moca cũng có hai nhóm nhà đầu tư cá nhân và tổ chức cả trong và ngoài nước rót vốn. Tuy nhiên, Moca có muốn huy động thêm khoảng 5 triệu USD để tăng tốc cho giai đoạn đó. Tháng 9/2018, có thông tin Grab đã chi ít nhất 2,8 tỷ đồng mua lại 3,523% cổ phần Moca từ Access Venture Capital,

-
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD -
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh -
Doanh nghiệp Thái Bình - Hưng Yên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển -
Hanel góp mặt tại triển lãm thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân -
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á -
Bộ Công thương tính áp thuế suất 0% với gạo nhập từ Campuchia -
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt