-
Trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững -
Ngân hàng chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ -
Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy -
MB tăng vốn điều lệ lên hơn 61.000 tỷ đồng -
Nhân sự Eximbank biến động trước thềm đại hội cổ đông bất thường -
TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho VCB |
Được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4-1963, Vietcombank đã hoàn thành tốt vai trò là ngân hàng chuyên doanh độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và sau khi đất nước thống nhất.
Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện chủ trương của Nhà nước và của ngành, Vietcombank đã từng bước chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng thương mại đa năng và hoàn thành quá trình cổ phần hóa vào năm 2008, cơ bản hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015 và đang tích cực triển khai Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
Theo Tổng Giám đốc Vietcombank Phạm Quang Dũng, quy mô tổng tài sản của Vietcombank đến cuối năm 2017 đạt hơn một triệu tỷ đồng, tăng gấp hơn hai lần so với cuối năm 2013 và về đích sớm hơn hai năm so với đề án phát triển. Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank lần đầu tiên vượt mốc 10.000 tỷ đồng, là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đạt dấu mốc này và chính thức khẳng định ngôi vị số một về quy mô lợi nhuận.
Đi đôi với tăng trưởng mạnh về quy mô, chất lượng hoạt động của Vietcombank không ngừng được nâng cao, đặc biệt là chất lượng tín dụng đã được kiểm soát chặt chẽ và thực chất. Vietcombank là ngân hàng đầu tiên xử lý hết nợ xấu tại VAMC (năm 2016), đưa nợ xấu về hạch toán một sổ. Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank liên tục giảm qua các năm, tính đến 31-12-2017 chỉ còn gần 1,1%, thấp nhất trong các TCTD quy mô lớn.
Tính đến cuối tháng 3-2018, quy mô vốn hóa của cổ phiếu Vietcombank đạt mức kỷ lục 270.000 tỷ đồng, tăng 4,4 lần so với đầu năm 2013, đưa Vietcombank giữ vị trí số một về quy mô vốn hóa trong ngành và nằm trong Nhóm ba doanh nghiệp có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Năm 2017, Vietcombank nằm trong nhóm sáu doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất và là ngân hàng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Tổng số thuế Vietcombank nộp cho ngân sách Nhà nước trong 5 năm (2013-2017) đạt gần 11.600 tỷ đồng, trong đó, năm 2017 nộp 3.300 tỷ đồng. Tổng cổ tức nộp vào NSNN trong giai đoạn này đạt hơn 10.600 tỷ đồng.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đánh giá cao những thành tích mà Vietcombank đã đạt được trong 55 năm qua.
Thống đốc khẳng định, trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, với sự dày công vun đắp của nhiều thế hệ cán bộ, nhân viên, đến nay Vietcombank đã trở ngân hàng có quy mô lớn nhất và hiệu quả hoạt động nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Từ nay đến cuối năm 2020, nhiệm vụ của ngành Ngân hàng nói chung và của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn rất nặng nề, đặc biệt là công tác tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Chính phủ, NHNN đã định hướng Vietcombank phải trở thành ngân hàng ngang tầm và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng lớn trong khu vực. Đây vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa là niềm vinh dự, tự hào của Vietcombank.
Để hoàn thành được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, Thống đốc nhấn mạnh 2 nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ nhất, phát huy vai trò chủ đạo của một ngân hàng thương mại hàng đầu có vốn của nhà nước: Là một ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và có quy mô hoạt động hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, VCB cần tiếp tục phát huy tốt vai trò là ngân hàng chủ đạo trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành, đặc biệt là trong việc đảm bảo sự ổn định của thị trường tiền tệ, sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng, tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên với lãi suất hợp lý.
Thứ hai, tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt, đúng kế hoạch, lộ trình Phương án cơ cấu lại giai đoạn 2016-2020 để hoàn thành mục tiêu tổng quát đến năm 2020 trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới, được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất. Trong đó, cần chú trọng triển khai có hiệu quả một số nội dung trọng yếu như: tăng vốn, đảm bảo nợ xấu dưới 2%; tăng cường ứng dụng CNTT, nâng cao năng lực quản trị điều hành...
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Vietcombank.
-
Nhân sự Eximbank biến động trước thềm đại hội cổ đông bất thường -
TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA -
M&A ngân hàng chờ thương vụ “bom tấn” -
Nhà băng sẽ bơm lượng vốn lớn vào nền kinh tế -
LPBank gia nhập "câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng" -
Nhiều ngân hàng đạt lợi nhuận tỷ USD -
Nhiều doanh nghiệp bất động sản chật vật xử lý nợ trái phiếu
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024