Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Sẽ khởi công gói thầu đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đầu tiên vào năm 2028
Anh Minh - 01/11/2021 19:20
 
Đây là thông tin được Tư lệnh ngành GTVT Nguyễn Văn Thể đưa ra tại Hội nghị công bố Quy hoạch mạng lưới đường đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra vào chiều 1/11.
Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ được khởi công trong giai đoạn 2021 - 2030.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam đang được thẩm định bởi các cơ quan có thẩm quyền.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, lãnh đạo Bộ GTVT nhận thức sâu sắc về trách nhiệm giao thông phải đi trước mở đường, trong đó Quy hoạch giao thông là nền tảng để hình thành thêm các quy hoạch khác, như khu vực sản xuất, thương mại, đô thị.

Tư lệnh ngành GTVT cho biết là ngay từ năm 2019, khi Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch, Bộ GTVT đã dành một lượng lớn thời gian và nguồn lực để tập trung hoàn chỉnh 5 quy hoạch quốc gia về giao thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tính đến cuối tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch kết cấu hạ tầng của 3 lĩnh vực gồm: đường bộ, cảng biển và đường sắt.

Dự kiến Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được Thủ tướng phê duyệt trong vài ngày tới. Đối với Quy hoạch kết cấu hạ tầng hàng không cũng đã được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua, Bộ GTVT đã tiếp thu và báo cáo Chính phủ cho ý kiến cuối cùng.

“Luật Quy hoạch là cơ hội hiếm có cho ngành giao thông bởi chưa bao giờ chúng tôi làm quy hoạch cả 5 lĩnh vực cùng lúc. Trước đây, các quy hoạch thường làm cách nhau 1-2 năm, nên thường lệch nhau không có nhiều cơ hội kết nối, phát huy hiệu quả từng thế mạnh, tiềm năng mỗi lĩnh vực”, Bộ trưởng Thể nhấn mạnh.

Liên quan đến Quy hoạch mạng lưới đường đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết là Bộ GTVT đã dành nhiều thời gian và tâm huyết .

Tại Quyết định số 1769, Chính phủ đã thống nhất xác định đường sắt là một chuyên ngành đặc thù có vai trò quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, được xác định là một trong ba đột phá chiến lược cần ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Một quan điểm nổi bật khác tại quy hoạch vừa được phê duyệt là chúng ta sẽ hát triển kết cấu hạ tầng đường sắt có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá trên các hành lang vận tải chính có nhu cầu vận tải lớn; phát huy thế mạnh vận tải hàng hóa, hành khách khối lượng lớn, cự ly từ trung bình đến dài.

Trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ tập trung khai thác tối đa năng lực mạng đường sắt hiện có và đầu tư xây dựng một số tuyến đường sắt mới đồng bộ, hiện đại kết nối cảng biển cửa ngõ, các trung tâm kinh tế lớn thông qua việc thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng, thiết bị, phương tiện, kinh doanh đường sắt.

Cụ thể, trong giai đoạn đến năm 2030, Quy hoạch đặt mục tiêu nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 7 tuyến đường sắt hiện có với tổng chiều dài 2.440km; quy hoạch 9 tuyến đường sắt mới với tổng chiều dài 2.362km, trong đó, triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh, Nha Trang – Tp HCM), ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu, kết nối Tp HCM với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.

heo tính toán, tổng nhu cầu vốn đến năm 2030 để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt khoảng 240.000 tỷ đồng được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Mức đầu tư cho đường sắt này đạt 3,5 - 4,5% GDP, bảo đảm tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn nhà nước hợp lý cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt trong cơ cấu tổng nguồn vốn của ngành GTVT để thực hiện mục tiêu quy hoạch đến năm 2030 (nhất là mục tiêu triển khai đầu tư hai đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam).

“Bộ GTVT đang khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bộ GTVT hy vọng sẽ khởi công được gói thầu xây lắp đầu tiên tại Dự án này trong khoảng thời gian từ 2028 – 2029”, Tư lệnh ngành GTVT chia sẻ.

Cần 240.000 tỷ đồng để phát triển mạng lưới đường sắt đến năm 2030
Trong 10 năm tới, ngoài việc nâng cấp 7 tuyến hiện hữu, Chính phủ sẽ đầu tư 2 phân đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và một số tuyến nối...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư