
-
Hà Nội dự kiến áp dụng hệ thống định vị địa lý (GIS) để phân tuyến tuyển sinh
-
“Quà tháng Năm dâng Người” - Hòa âm nghệ thuật lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh
-
Việt Nam tăng 14 bậc về Chỉ số phát triển con người
-
Mốc tiến độ lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp
-
Dự kiến sau sắp xếp, cả nước còn hơn 290.000 biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp xã -
[Emagazine] Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô - Thiết chế truyền thông số hiện đại
Trước đó ngày 04/04, sau khi nghe Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo về việc bổ sung, hoàn thiện Đề án “ Sáp nhập Trường Cao đẳng Hải Dương và Trường Đại học Hải Dương” và đề nghị xem xét đặt tên trường đại học sau sáp nhập (Tờ trình số 193-TTr, ngày 03/4/2023), Ban thường vụ tỉnh ủy Hải Dương đồng ý với nội dung bổ sung, hoàn thiện Đề án “ Sáp nhập Trường Cao đẳng Hải Dương và Trường Đại học Hải Dương” như đề xuất và thống nhất đặt tên trường đại học sau sáp nhập là Trường Đại học Hải Dương.
![]() |
Trường Đại học Hải Dương. |
Mục tiêu của việc sáp nhập là xây dựng một trường đại học trọng điểm của tỉnh Hải Dương, có uy tín, chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo giáo viên, lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ... Thực hiện kết nối Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp, phát triển đào tạo các ngành nghề trọng điểm, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực để phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp, nông nghiệp xanh, phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hải Dương.
Trường Đại học Hải Dương thành lập từ năm 2011 trên cơ sở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương. Trường có 8 phòng, 5 khoa, 8 trung tâm. Từ năm 2019 - 2021, trường đào tạo được 2.785 học viên.
Trường Cao đẳng Hải Dương được thành lập năm 1960, có 5 phòng, 11 khoa, 1 trung tâm và các trường thực hành: Mầm non thực hành Hoa Sen, Tiểu học Chu Văn An, THCS Chu Văn An, THPT Chu Văn An. Bốn năm gần đây (2019-2022), trường đào tạo 4.387 sinh viên hệ cao đẳng, 1.454 học sinh hệ trung cấp.
Việc sáp nhập hai Trường Cao đẳng Hải Dương và Trường Đại học Hải Dương trên địa bàn còn góp phần tinh gọn đơn vị sự nghiệp công lập, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Tạo điều kiện để trường sau sáp nhập từng bước thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính...
Theo đề án, sau sáp nhập, Trường Đại học Hải Dương mới sẽ có 8 phòng chức năng, 11 khoa, 2 trung tâm và giữ nguyên các trường thực hành. Trường có 4 cơ sở, trụ sở chính sẽ nằm ở khu đô thị phía Nam, TP. Hải Dương (trụ sở chính Trường Đại học Hải Dương hiện nay).

-
Ấn tượng chương trình duyệt đội ngũ, diễu hành mừng 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng -
Mốc tiến độ lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp -
Dự kiến sau sắp xếp, cả nước còn hơn 290.000 biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp xã -
[Emagazine] Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô - Thiết chế truyền thông số hiện đại -
Giáo hoàng Leo XIV - Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử đến từ Mỹ -
Hà Nội biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô -
Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí, tiếp tục tạo đà tăng trưởng
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM