
-
Doanh nghiệp lưu ý trong tuân thủ quy định khai chứng từ đính kèm trong hồ sơ hải quan
-
Phát triển kinh tế tư nhân: Tạo xu thế, phong trào thi đua khởi nghiệp, làm giàu chính đáng
-
Hội chợ spoga+gafa 2025: Cơ hội phát triển thị trường, khám phá xu hướng bền vững lĩnh vực đồ gỗ ngoài trời, gốm sứ
-
Bệnh viện FV đầu tư 8 triệu USD cho hệ thống xạ phẫu Robot tích hợp AI
-
Kiện toàn Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Hà Nội -
Hà Nội yêu cầu khẩn trương cắt giảm 30% điều kiện đầu tư, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp
Theo đó, Phó Thủ tướng đã đồng ý bán toàn bộ phần vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng công trình giao thông; Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị.
Đồng thời, Phó Thủ tướng đồng ý sáp nhập Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi Kim Bảng và Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi Duy Tiên vào Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Nam Hà Nam.
UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo, thực hiện và chịu trách nhiệm việc bán vốn nhà nước tại các công ty cổ phần và sáp nhập các công ty Khai thác công trình thủy lợi nói trên theo đúng quy định của pháp luật.
Được biết, Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng công trình giao thông có vốn điều lệ là 4 tỷ đồng; trong đó, vốn nhà nước là 2,18 tỷ đồng, chiếm 54,2% vốn điều lệ. Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị có vốn điều lệ là 17,2 tỷ đồng; trong đó, vốn nhà nước là 7,4 tỷ đồng, chiếm 43,18% vốn điều lệ.
Thực hiện chủ trương về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư, tỉnh Hà Nam đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ, chấp thuận cho phép bán toàn bộ phần vốn nhà nước tại 2 Công ty cổ phần trên.
Đồng thời, hiện nay, tỉnh Hà Nam có 3 Công ty Khai thác công trình Thủy lợi: Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi Kim Bảng; Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi Duy Tiên; Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi Nam Hà Nam. 3 công ty này có cùng chức năng nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch, đặt hàng của địa phương, trên cùng địa bàn, quy mô nhỏ bé, do UBND tỉnh Hà Nam là chủ sở hữu. Vì vậy, UBND tỉnh đã đề nghị sáp nhập Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi Kim Bảng và Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi Duy Tiên vào Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Nam Hà Nam.

-
Bệnh viện FV đầu tư 8 triệu USD cho hệ thống xạ phẫu Robot tích hợp AI -
Kiện toàn Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Hà Nội -
Hà Nội yêu cầu khẩn trương cắt giảm 30% điều kiện đầu tư, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp -
BSR nhận Hồ sơ thiết kế FEED Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất -
Hai tập đoàn hạ tầng hàng đầu Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ Nghị quyết số 68 -
Phải có cách làm mới, làm khác để thực hiện bằng được các mục tiêu của Nghị quyết 68 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 7/5/2025
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược