-
Khuyến cáo tiêm vắc-xin để phòng chống dịch bạch hầu -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ -
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm -
Công nghệ 3D giúp loại bỏ biến chứng cho bệnh nhân sau khi thay khớp háng
Triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện
Vừa qua, tại trường Đại học Y Dược Huế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã tổ chức Hội thảo Hướng dẫn triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế năm 2022 cho các Sở Y tế và bệnh viện trên toàn quốc.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phát biểu tại Hội thảo. |
Đây là dịp để các cán bộ làm công tác quản lý chất lượng tại các cơ sở khám, chữa bệnh chia sẻ kinh nghiệm cải tiến chất lượng và an toàn người bệnh sau 3 năm chống dịch Covid-19.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, thách thức của hệ thống khám chữa bệnh sau dịch Covid-19 là nhân lực y tế biến động, thiếu thuốc vật tư, trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất khó khăn… trong khi nhu cầu người dân khám chữa bệnh ngày càng tăng và đòi hỏi ngày càng cao.
Bên cạnh đó, mô hình bệnh tật kép - vừa kiểm soát, điều trị các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ…, vừa phải quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… yêu cầu các bệnh viện cần quan tâm và nâng cao chất lượng bệnh viện nhiều hơn.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, yêu cầu phải giảm tai biến y khoa.
Lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh cho rằng, tai biến y khoa là một trong những sai sót mà khó có thể tránh khỏi trong quá trình hành nghề.
Do vậy, ông luôn nhắc nhở và yêu cầu các bệnh viện hạn chế tối đa điều này bằng nhiều giải pháp trong đó có việc thực hiện bộ tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện.
Giải thưởng quốc gia về chất lượng bệnh viện
Nói thêm về sự hài lòng của người bệnh, theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, nhằm cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh trong giai đoạn tới Bộ Y tế sẽ triển khai xét tặng Giải thưởng quốc gia về chất lượng bệnh viện.
Đây là một trong những nhóm giải pháp hết sức có ý nghĩa để ghi nhận, động viên những thầy thuốc, các bệnh viện đã quyết tâm, dám nghĩ dám làm để nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.
Qua đó, cũng là cơ sở để đánh giá nhằm khắc phục những cái chưa làm được. Hướng tới mục tiêu chung, nỗ lực thực hiện các quan điểm chỉ đạo của Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh là lấy người bệnh làm trung tâm, an toàn cho người bệnh và hài lòng cho người bệnh.
Nói thêm về giải thưởng này, lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cũng cho biết, Bộ Y tế sẽ triển khai việc xét tặng Giải thưởng quốc gia về chất lượng bệnh viện lần đầu tiên vào năm 2023. Hiện, Bộ Y tế đã có thông tư quy định việc xét tặng giải thưởng này.
Ngoài ra, còn có các giải thưởng chuyên đề về an toàn người bệnh, an toàn phẫu thuật, chất lượng lâm sàng, chất lượng xét nghiệm, công tác dược bệnh viện, dinh dưỡng lâm sàng, kiểm soát nhiễm khuẩn, phát triển nguồn nhân lực y tế, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện và giải thưởng về đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Dự kiến, Giải thưởng quốc gia về chất lượng bệnh viện sẽ được tổ chức xét tặng 2 năm/lần và công bố vào dịp chào mừng Ngày Tiêu chuẩn thế giới (ngày 14/10).
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, tiêu chuẩn tối thiểu để được xét tặng giải thường này là bệnh viện phải đạt kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện tối thiểu là 4 điểm và không có tiêu chí nào ở dưới mức 3 điểm trong ít nhất 2 năm liên tiếp tính đến thời điểm đề nghị xét tặng.
Ngoài ra, Bệnh viện phải triển khai hệ thống báo cáo sự cố y khoa bắt buộc và tự nguyện; không có sai sót chuyên môn dẫn đến tử vong.
Bệnh viện phải tổ chức thực hiện việc khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế và đạt tỷ lệ hài lòng người bệnh, nhân viên y tế từ 85% trở lên...
Được biết, Giải thưởng quốc gia về chất lượng bệnh viện bao gồm: Giải thưởng chất lượng quốc gia (1 giải vàng và 2 giải bạc) và Giải thưởng chuyên đề (1 giải vàng và 1 giải bạc cho mỗi chuyên đề).
Giải thưởng chuyên đề gồm bao gồm: Giải thưởng về an toàn người bệnh; Giải thưởng về an toàn phẫu thuật; giải thưởng về chất lượng lâm sàng; Giải thưởng về chât lượng xét nghiệm; Giải thưởng về công tác dược bệnh viện; Giải thưởng về chăm sóc người bệnh; Giải thưởng về dinh dưỡng lâm sàng.
Giải thưởng về kiểm soát nhiễm khuẩn; Giải thưởng về phát triển nguồn nhân lực y tế; Giải thưởng về cải tiến quy trình khám, chữa bệnh; Giải thưởng về ứng dụng Công nghệ thông trong bệnh viện; Giải thưởng về đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
-
Hà Nội: Lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội -
Tin mới y tế ngày 26/11: Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để dịch bạch hầu -
Bốn ca tử vong, dịch cúm A nguy hiểm thế nào? -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Dịch sởi tăng cao, nhiều ca bệnh chưa tiêm vắc-xin -
Những điểm mới nhất về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử