Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
'Siêu bão' viêm não Nhật Bản đang tăng tốc
Quang Duy - 06/06/2014 13:30
 
Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư đã bắt đầu ghi nhận các ca viêm não Nhật Bản (VNNB). Mặc dù đã được cảnh báo, đây là căn bệnh cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời khi bệnh ở giai đoạn cấp, tránh di chứng, nhưng những trường hợp đến BV muộn vẫn rất nhiều.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
10 năm, 5 triệu người Việt Nam bị tiểu đường
Những dịch bệnh nguy cơ bùng phát trong mùa hè
Bệnh Tay - Chân - Miệng và biện pháp phòng tránh
Người lớn có nên tiêm phòng sởi?
"Chỉ cần đi qua đầu giường là đã lây sởi"
   
  Bệnh nhi Lê Đình Thắng mắc viêm não Nhật Bản đang điều trị tại BV nhi Trung ương. Ảnh: Q.D  

Mỗi vụ dịch ghi nhận 400 - 600 ca bệnh

Cháu Lê Đình Thắng (Mỹ Đức, Hà Nội) sốt ở nhà vài ngày, có biểu hiện nôn, co giật nên được gia đình đưa đến BV Hà Đông. Tại đây, cháu được chẩn đoán là VNNB và được chuyển tiếp lên BV Nhi T.Ư. Sau 1 tuần điều trị, cháu vẫn còn lơ mơ, chưa tỉnh. Theo điều dưỡng Đặng Thị Dung - người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân - cho hay: “Cháu có biểu hiện bị di chứng thần kinh và vận động”. Hằng ngày, chị tập vận động cho bệnh nhân và hướng dẫn người nhà tập để hạn chế những di chứng vận động, cũng như tránh tình trạng viêm phổi.

Theo BS Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi T.Ư: Khoa đang điều trị cho 14 ca viêm não, trong đó có một số ca VNNB. Với bệnh nhân viêm não, tỉ lệ bị di chứng thường cao 10 – 15%, có cả di chứng vận động và thần kinh. Nguyên nhân thường là do các cháu phát hiện bệnh muộn, qua giai đoạn cấp. Các di chứng nặng về thần kinh và vận động khiến các cháu bị co cứng cơ, nên chỉ nằm im, mọi sinh hoạt tại chỗ, không ho hoặc hắt hơi được. Lâu ngày, dịch mũi họng ứ trong phổi gây nên tình trạng viêm phổi và bệnh nhân dễ tử vong về viêm phổi.

Những năm gần đây, riêng BV Nhi T.Ư tiếp nhận khoảng 400 – 600 ca viêm não/năm, trong đó 10% là VNNB. So với trước, bệnh nhân VNNB chiếm khoảng 40 – 50% viêm não nói chung. Theo PGS – TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: “Năm 2013, khoảng 93% số trẻ từ 1 – 5 tuổi vùng nguy cơ được tiêm 3 mũi vaccine VNNB. Trong các nguyên nhân viêm não do virus, mới chỉ có vaccine VNNB”.

Tiêm chủng mở rộng VNNB lần đầu tiên phủ 63 tỉnh/TP

BS Hải cho biết: “Qua phỏng vấn gia đình có trẻ bị VNNB, chúng tôi thường thấy các cháu đều không được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ. Vì thế, các bậc cha mẹ cần cho con đi tiêm phòng đầy đủ để tránh mắc căn bệnh có thể dẫn đến hậu quả nặng nề này.

Năm 2014 là năm đầu tiên chương trình tiêm chủng mở rộng thực hiện tiêm phòng VNNB toàn bộ 63 tỉnh/TP chứ không chỉ phủ những vùng có nguy cơ cao”.

Cháu Phạm Quang Tùng (9 tuổi) - con trai thiếu tá Phạm Văn Hướng, y sĩ của nhà giàn DK1-20 - đang điều trị viêm não tại BV Nhi T.Ư.

Cháu Phạm Quang Tùng (9 tuổi) - con trai thiếu tá Phạm Văn Hướng, y sĩ của nhà giàn DK1-20 - đang điều trị viêm não tại BV Nhi T.Ư. 

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đối với trẻ dưới 5 tuổi, nên tiêm cho trẻ khi được 12-15 tháng tuổi. Mũi 1 lúc 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần, mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Đối với trẻ trên 5 tuổi, nếu chưa từng được tiêm vaccine VNNB thì tiêm ngay càng sớm càng tốt, theo lịch tiêm đủ 3 mũi cơ bản, mũi tiêm nhắc sau 5 năm. Đối với người lớn, nếu chưa từng tiêm thì nên tiêm ngay, theo lịch tiêm 3 mũi cơ bản. Nếu đã tiêm liều cơ bản thì chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi.

Đến nay, cả nước đã ghi nhận 258 trường hợp mắc VNNB và các viêm não khác, trong đó đã có 4 ca tử vong.

TS Hải hướng dẫn những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm não: Bệnh nhân thường sốt 1 - 2 ngày rồi có nôn khan, đau đầu. Trẻ nhỏ chưa nói được thường quấy khóc, kém ăn rồi có biểu hiện chậm chạp. Trường hợp nặng có thể co giật, động kinh, sốt cao 39 - 400C. Vì thế, khi có dấu hiệu trẻ sốt cao cùng với các triệu chứng liên quan đến tổn thương thần kinh, cần đưa trẻ đi khám ngay.

'Siêu bão' viêm não Nhật Bản nguy hiểm ra sao? 'Siêu bão' viêm não Nhật Bản nguy hiểm ra sao?

Viêm não Nhật Bản rất nguy hiểm, vì vậy, một bác sỹ dự đoán sau 'bão' sởi sẽ là 'siêu bão' Nhật Bản.

Cách phòng ‘siêu bão’ viêm não Nhật Bản Cách phòng ‘siêu bão’ viêm não Nhật Bản

Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm.

Sau 'bão' sởi là 'siêu bão' viêm não Nhật Bản Sau 'bão' sởi là 'siêu bão' viêm não Nhật Bản

Dịch sởi vẫn gia tăng số trẻ mắc và tử vong. Tại các bệnh viện (BV), nhiều ca biến chứng sởi nặng vẫn trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Lúc này dịch tay-chân-miệng đã bùng phát mạnh và bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản cũng bắt đầu vào mùa. Tình trạng dịch chồng dịch đã đến rất gần... 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư