
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2%
-
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
![]() |
RCEP sẽ gỡ bỏ đến 90% dòng thuế đối với hàng hóa giữa các quốc gia tham gia hiệp định, theo lộ trình 20 năm. Ảnh: AFP |
Các chuyên gia New Zealand đánh giá Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là hình thức hợp tác khu vực sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn, đồng thời thúc đẩy phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch.
"RCEP là một dẫn chứng rõ nét về cách hợp tác khu vực có thể mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. Tôi rất vui mừng khi hiệp định này có hiệu lực", ông Chris Lipscombe, Chủ tịch Quỹ thương mại điện tử xuyên biên giới New Zealand - Trung Quốc cho biết.
Mười quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, và New Zealand đã ký kết hiệp định RCEP vào giữa tháng 11/2020. Hiệp định này dự kiến có hiệu lực vào ngày 1/1/2022.
Ông Chris Lipscombe cho rằng: "Việc New Zealand phê chuẩn RCEP vào đầu tuần này sẽ mở đường cho chúng tôi tham gia vào hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới". Theo chuyên gia này, "siêu hiệp định" RCEP mở ra một thị trường rộng lớn có quy mô gần bằng 1/3 dân số thế giới, gần 1/3 GDP toàn cầu, và chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của New Zealand.
Theo số liệu thương mại sơ bộ từ Cơ quan thống kê New Zealand, New Zealand đã thu về 15,36 tỷ đô la New Zealand từ xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2021, tăng 26% so với con số 12,19 tỷ đô la New Zealand trong cùng kỳ năm ngoái.
Ông He Zhiyun, Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc cho biết RCEP sẽ tiêu thụ đến một nửa lượng hàng hóa xuất khẩu của New Zealand, đồng thời mang lại những lợi ích to lớn.
Sau khi có hiệu lực, RCEP sẽ gỡ bỏ đến 90% dòng thuế đối với hàng hóa giữa các quốc gia tham gia hiệp định, theo lộ trình 20 năm.
Công ty phân tích kinh tế độc lập ImpactECON (Mỹ) dự đoán trong khoảng thời gian 20 năm tới, GDP hàng năm của New Zealand sẽ tăng thêm từ 0,3 - 0,6% theo nhờ hiệp định RCEP, tương ứng với mức tăng từ 1,5 đến 3,2 tỷ đô la New Zealand.
Ông Chris Lipscombe đánh giá, lợi ích to lớn từ RCEP là cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, giảm thời gian xử lý thông quan, và các quy trình giải quyết tranh chấp.
"Trong khi kinh tế thế giới đang phục hồi từ Covid-19, RCEP sẽ tạo ra xung lực phục hồi mạnh mẽ cho khu vực của chúng ta. Đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa ở biên giới, hợp lý hóa thương mại và xóa bỏ các rào cản thủ tục trong khu vực ASEAN sẽ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn nữa", ông Chris Lipscombe nhận xét.
Chuyên gia này đánh giá việc ký kết hiệp định RCEP là một cột mốc mới trong hội nhập kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương. "Việc ký kết hiệp định cho thấy tất cả các thành viên cùng cam kết giảm thuế quan, mở cửa thị trường và cắt giảm các rào cản tiêu chuẩn. Nó cũng phát đi tín hiệu mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, ủng hộ mạnh mẽ thương mại tự do và hệ thống thương mại đa phương, đồng thời đóng góp vào nền kinh tế toàn cầu", ông Chris Lipscombe nói thêm.
Đồng quan điểm với ông Chris Lipscombe, ông Stephen Jacobi, Giám đốc điều hành Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp APEC cho rằng cả RCEP và việc mở rộng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ thúc đẩy hơn nữa quá trình phục hồi kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ đại dịch Covid-19.
"Chúng tôi mong muốn có thêm nhiều quốc gia phê chuẩn RCEP và tham gia CPTPP - sân chơi mà Trung Quốc đã tỏ ý muốn tham gia và là nền tảng để xây dựng một khu vực thương mại tự do ở châu Á - Thái Bình Dương", ông Stephen Jacobi nói.
Chuyên gia này tỏ ra lạc quan về hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và New Zealand cũng như sự phục hồi kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ và Trung Quốc tiếp tục là động lực tăng trưởng trong khu vực bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch đang diễn ra. Quá trình tiếp tục cải cách và mở cửa kinh tế sẽ tiếp tục thúc đẩy triển vọng kinh tế của Trung Quốc. Một khi quốc gia này tiếp tục mở cửa lại cho du khách, chúng ta sẽ nhìn thấy những cơ hội mới phát triển cho thương mại và đầu tư", ông Jacobi nhận định.

-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada -
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025 -
Thị trường M&A Nhật Bản lập kỷ lục giao dịch 232 tỷ USD -
Tổng thống Trump: Chiến sự Trung Đông đã chấm dứt, Mỹ - Iran sẽ đàm phán tuần tới -
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi không biến thương mại thành vấn đề chính trị hoặc an ninh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh