Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 11 tháng 01 năm 2025,
Sôi động các hoạt động văn hóa dân tộc huyện Bình Liêu năm 2023
Quỳnh Nga - 05/04/2023 08:06
 
Hoạt động nhằm giới thiệu, tôn vinh giá trị truyền thống, đặc biệt tăng cường sự hợp tác và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ của địa phương với khách du lịch.

Ông Hoàng Ngọc Ngò, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Liêu thông tin, việc tổ chức các hoạt động ngày hội nhằm giới thiệu và tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa đặc biệt của địa phương. Đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch của huyện Bình Liêu, tăng cường sự hợp tác và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc của địa phương và khách du lịch.

Ông Hoàng Ngọc Ngò, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Liêu thông tin về các sản phẩm du lịch mới của huyện. Ảnh Thanh Tân
Ông Hoàng Ngọc Ngò, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Liêu thông tin về các sản phẩm du lịch mới của huyện. Ảnh: Thanh Tân

Ngoài ra, Ngày hội cũng là cơ hội để người dân địa phương gặp gỡ, kết nối và cùng tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao và văn hóa, tạo ra một không khí sôi động, tràn đầy sức sống và đoàn kết, cổ vũ tinh thần, động viên người dân thực hiện các nhiệm vụ du lịch và quyết tâm thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Bình Liêu năm 2023 được diễn ra từ ngày 28/4 đến hết ngày 22/5 năm 2023 (tức ngày 09/ 3 đến hết ngày 4/4 âm lịch). Ngày hội gồm các hoạt động xuyên suốt hấp dẫn du khách gắn với các ngày nghỉ lễ lớn như Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), Thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 1/5 (diễn ra từ ngày 28/4 đến ngày 03/5/), 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963-30/10/2023).

Khai mạc tuần Văn hóa Du lịch hội mùa vàng huyện Bình Liêu năm 2022. Ảnh Phòng VHTT huyện Bình Liêu
Khai mạc tuần Văn hóa Du lịch hội mùa vàng huyện Bình Liêu năm 2022. Ảnh: Trung tâm TT&VH huyện Bình Liêu

Trong khuôn khổ ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Bình Liêu sẽ diễn ra với nhiều hoạt động chính như: Hội Soóng cọ (16 /3 âm lịch hàng năm) của người Sán Chỉ huyện Bình Liêu (từ ngày 05/5 đến ngày 07/5); Hội Kiêng gió (từ ngày 4/4 âm lịch hàng năm) của người Dao huyện Bình Liêu (từ ngày 20/5 đến ngày 22/5).

Hoạt động mua bán tại chợ phiên Bình Liêu. Ảnh Phòng VHTT huyện Bình Liêu
Hoạt động mua bán tại chợ phiên Bình Liêu. Ảnh:  Trung tâm TT&VH huyện Bình Liêu

Hội Soóng Cọ năm nay có các nội dung chính là Giải bóng đá nữ Hội Soóng Cọ; giao lưu hát đối giao duyên của người Sán Chỉ; nghi lễ cầu may; trưng bày dụng cụ lao động sản xuất và hình ảnh về thiên nhiên, văn hóa, con người xã Húc Động; đêm lửa trại giao lưu hát Soóng Cọ. Đặc biệt, năm nay xã sẽ khôi phục làn điệu truyền thống hát đối đáp “Đến thăm nhà” của bà con dân tộc Sán Chỉ. Hoạt động giao lưu hát đối đáp giao duyên dự kiến được tổ chức tại một số gia đình thuộc thôn Lục Ngù, xã Húc Động. Các gia đình đến thăm nhà nhau và hát đối đáp, hỏi thăm về cuộc sống, sức khỏe.

Hoạt động bóng đá nữ tại ngày hội Văn hóa.
Hoạt động bóng đá nữ tại ngày hội Văn hóa. Ảnh: Trung tâm TT&VH huyện Bình Liêu

Hội Kiêng gió được tổ chức với chương trình thi thêu, dệt trang phục của người Dao Thanh phán xã Đồng Văn với các chủ đề cụ thể nhằm chế tác trang phục và sản phẩm du lịch phục vụ du khách (lồng ghép biểu diễn một số tiết mục văn nghệ và nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa người Dao). Chợ phiên ngày Kiêng gió được tổ chức tại chợ Đồng văn (chợ ẩm thực, nông lâm sản, trang phục dân tộc và các công cụ lao động sản xuất)...

Trước kia, mỗi xã trên địa bàn huyện Bình Liêu sẽ tổ chức ngày hội một cách riêng lẻ, việc huyện xâu chuỗi các hoạt động, công tác có tổ chức, phối kết hợp chặt chẽ đã làm nổi bật sắc màu văn hóa riêng biệt, đa dạng song thống nhất tại nơi đây.

Đình Lục Nà là di tích lịch sử, cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc sinh sống trong huyện và là một điểm đến của du khách khi đến với Bình Liêu. Ảnh - Thanh Tân
Đình Lục Nà là di tích lịch sử, cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc sinh sống trong huyện và là một điểm đến của du khách khi đến với Bình Liêu. Ảnh - Thanh Tân

Huyện tiếp tục triển khai đầu tư hoàn thiện các hạ tầng du lịch thiết yếu như đường giao thông, điện, nước, viễn thông. Trong đó triển khai các dự án trọng điểm để phát triển kinh tế- xã hội gắn với du lịch như: dự án đường kết nối Húc Động - Cao Ly - Đồng Văn - Cao Ba Lanh, đường kết nối đỉnh Cao Xiêm, mở rộng đường từ Quốc lộ 18C đến khu di tích danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang xã Lục Hồn, bến xe khách; triển khai đầu tư hạ tầng viễn thông (trạm BTS) phủ lõm sóng các điểm du lịch...

Phát triển các tuyến du lịch trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên, cuộc sống người dân bản địa gắn với đời sống sinh hoạt hằng ngày; trải nhiệm và thưởng thức các món ăn truyền thống và đặc sản địa phương; khám phá và tìm hiểu các giá trị văn hóa, nghi lễ truyền thống; trải nghiệm các môn thể thao mạo hiểm như dù lượn…

Hoa Sở và thiếu nữ Bình Liêu
Hoa Sở và thiếu nữ Bình Liêu.

“Thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa, huyện tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch Bình Liêu. Từ đó, nâng cao thương hiệu của địa phương thu hút các doanh nghiệp tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát và đầu tư trên địa bàn, đặc biệt là đối với lĩnh vực du lịch, từ đó góp phần “nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư” theo chủ đề công tác của tỉnh năm 2023”, bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Bí thư Huyện uỷ Bình Liêu chia sẻ.

Cải thiện visa và phát triển kinh tế đêm: “Chìa khóa” để du lịch phục hồi
Nới lỏng chính sách visa, quảng bá, xúc tiến hiệu quả và phát triển kinh tế đêm… là những giải pháp sẽ tạo đột phá giúp ngành kinh tế xanh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư