-
Vì sao nhiều dự án ở Kon Tum chậm tiến độ? -
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 7% sau 8 tháng năm 2024 -
Đề xuất xây dựng mới cầu Phong Châu bằng nguồn vốn đầu tư công -
Bàn phương án xử lý dự án BOT, BT chuyển tiếp -
Bến Tre khẩn trương cho lễ khởi công Dự án cầu Ba Lai 8 -
Việt Nam - quốc gia trong ASEAN đang thu hút các khoản đầu tư lớn
Ảnh minh họa. |
Theo thông tin của baodautu.vn, cho đến thời điểm này, Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 6 (CIENCO6) - Công ty cổ phần Xây dựng COTECCON - Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Thuận Việt và Công ty cổ phần Đầu tư Tân Thành Holdings là liên danh nhà đầu tư duy nhất đang đệ đơn đầu tư PPP cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu.
Ngoài việc gửi đơn tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, liên danh CIENCO6 - CONTECCON - Thuận Việt - Tân Thành còn gửi đề xuất tới Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Ủy ban kinh tế Quốc hội.
Liên danh CIENCO6 - CONTECCON - Thuận Việt - Tân Thành cho biết là đã nghiên cứu kỹ tính khả thi của Dự án và đã sắp xếp chuẩn bị nguồn vốn để có thể tham gia thực hiện Dự án theo phương thức đầu tư PPP.
Để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện dự án không phụ thuộc nhiều vào các nguồn vốn vay ngân hàng, liên danh cam kết sẽ thực hiện huy động nguồn vốn trong đó: vốn góp từ nguồn vốn chủ sở hữu của các thành viên trong liên danh 40% (khoảng 5.200 tỷ đồng), nguồn vốn huy động từ ngân hàng 30% (khoảng 3.000 tỷ đồng); nguồn vốn huy động bằng hình thức trái phiếu dự án từ những đối tác tiềm năng 30% (khoảng 3.000 tỷ đồng) và cam kết triển khai hoàn thành Dự án án đúng tiến độ đưa vào khai thác trong năm 2025.
Được biết, CIENCO6 là doanh nghiệp từng thuộc Bộ GTVT, chuyên thi công các công trình hạ tầng giao thông, sân bay, bến cảng... CIENCO6 đã tham gia thực hiện hầu hết các công trình hạ tầng quan trọng trên cả nước đặc biệt là trong khu vực phía nam như: cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; cao tốc Bến Lức - Long Thành; cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình; cao tốc Hà Nội- Hải Phòng; cao tốc Nội Bài- Lào Cai; sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Đà Nẵng, sân bay Liên Khương, sân bay Cần Thơ; cao tốc Bến Lức - Long Thành và Dầu Giây - Phan Thiết.
CIENCO6 hiện có vốn điều lệ: 492 tỷ đồng; doanh thu trong 3 năm gần nhất đạt 3.800 tỷ đồng; nguồn vốn chủ sở hữu đạt 520 tỷ đồng
CONTECCON hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, đặc biệt là trong lãnh vực xây dựng các công trình cao tầng. Gần đây, Coteccons đã thực hiện đầu tư và thi công một số dự án hạ tầng kỹ thuật lớn và nổi tiếng trải dài trên khắp tỉnh thành cả nước như: Nhà máy Dung Quất Hòa Phát; Vinfast Hải Phòng; Landmark 81; Hồ Tràm Strip; Vinhomes Thăng Long; Nhà ga T2 - Sân bay quốc Tế Nội Bài... cùng rất nhiều dự án tiêu biểu khác. CONTECCON hiện có vốn điều lệ 792 tỷ đồng; doanh thu trong 3 năm gần nhất đạt 48.000 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 8.247 tỷ đồng.
Thuận Việt là một công ty chuyên về lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Một số công trình lớn tiêu biểu đã được Công ty Thuận Việt hoàn thành và đưa vào khai thác như là: Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM (cơ sở 2); Khu Tái định cư Thủ Thiêm - TP.Thủ Đức (2.200 căn hộ); Trung tâm thương mại Giga Mall - TP.Thủ Đức ... Thuận Việt có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng; doanh thu trong 3 năm gần nhất đạt 7.800 tỷ đồng; nguồn vốn chủ sở hữu đạt 1.677 tỷ đồng.
Tân Thành Holdings là công ty đầu tư đa ngành, với năng lực cốt lõi là đầu tư tài chính, thu xếp vốn và quản trị vận hành trong các lĩnh vực sản xuất, xây dựng - bất động sản, dược và dược liệu, nông lâm nghiệp. Tân Thành Holdings hiện có vốn điều lệ là 900 tỷ đồng.
Vào cuối tháng 4/2022, Chính phủ đã có Tờ trình số 154/TT - CP gửi Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Theo đó, Chính phủ kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 bằng nguồn vốn đầu tư công thay vì PPP như kế hoạch trước đó. Dự án có điểm đầu tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối tại TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng chiều dài khoảng 53,7 km.
Dự án được đề xuất đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 - 6 làn xe, giải phóng mặt bằng 6 - 8 làn xe theo quy mô quy hoạch.
Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án khoảng 17.837 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2025 khoảng 14.270 tỷ đồng, năm 2026 khoảng 3.567 tỷ đồng.
-
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 7% sau 8 tháng năm 2024 -
Đề xuất xây dựng mới cầu Phong Châu bằng nguồn vốn đầu tư công -
Bàn phương án xử lý dự án BOT, BT chuyển tiếp -
Bến Tre khẩn trương cho lễ khởi công Dự án cầu Ba Lai 8 -
Việt Nam - quốc gia trong ASEAN đang thu hút các khoản đầu tư lớn -
Nan giải việc hoàn trả chi phí cho nhà đầu tư Dự án BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Nghệ An chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án Đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam