
-
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng
-
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. |
Một số ý kiến tại Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị cân nhắc tiếp tục đầu tư Dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Đây là một trong 3 dự án quan trọng quốc gia được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp chiều 13/5.
Theo tờ trình, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có chiều dài 53,7 km, quy mô 4 - 6 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 17.837 tỷ đồng, theo hình thức đầu tư công toàn bộ.
Thẩm tra dự án, một số ý kiến tại Ủy ban Kinh tế cho rằng, Dự án đã được Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 23/9/2021, trong bối cảnh nguồn lực nhà nước còn rất hạn chế, nhưng đang phải triển khai thực hiện nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng thì việc thu hút được các nguồn lực ngoài nhà nước tham gia đầu tư là rất cần thiết.
Hơn nữa, Dự án đã nhận được sự quan tâm của liên danh 4 nhà đầu tư. Do đó, đề nghị cân nhắc tiếp tục đầu tư Dự án theo phương thức đối tác công tư, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, trường hợp triển khai Dự án theo phương thức đối tác công tư sẽ đến năm 2026 mới cơ bản hoàn thành. Hơn nữa, trong bối cảnh hiên nay việc tiếp, thu xếp cận nguồn tín dụng của các nhà đầu tư còn khó khăn, đồng thời thực tế triển khai một số dự án BOT thời gian qua cho thấy (dự án Diễn Châu - Bãi Vọt) tiến độ chưa đạt yêu cầu đề ra và khó xác định chính xác được thời gian hoàn thành.
Vì vậy, nếu triển khai theo phương thức đối tác công tư sẽ không bảo đảm được tiến độ cơ bản hoàn thành năm 2025 để khai thác đồng bộ với tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025 và tình trạng quá tải của các tuyến đường giao thông hiện hữu đang ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương liên quan.
Do đó, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế tán thành với đề xuất của Chính phủ.
Với sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án khoảng 17.837 tỷ đồng, tại cơ quan thẩm tra có ý kiến cho rằng suất đầu tư bình quân tính quy đổi cho toàn bộ Dự án là 154 tỷ đồng/km (không tính chi phí thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và dự phòng) thấp hơn suất đầu tư xây dựng được công bố của Bộ Xây dựng . Tuy nhiên, về cơ cấu chi phí lớn hơn so với dự án đầu tư công cùng quy mô 4 làn xe tương tự.
Từ lý do trên, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cần tiếp tục rà soát kỹ sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án. Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, giá các loại vật tư, nhiên liệu có sự gia tăng cao, do đó cần được lưu ý, xem xét, tính toán dự phòng trong tổng mức đầu tư. Đồng thời, cần báo cáo, làm rõ hơn các chi phí thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đặc biệt liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa.
Đáng chú ý, Chính phủ dự kiến vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bố trí cho Dự án khoảng 3.500 tỷ đồng.
"Tuy nhiên, Chính phủ vẫn chưa báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về Danh mục phân bổ vốn theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị quyết số 43/2022/QH15 về Chính sách, tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội", Ủy ban Kinh tế băn khoăn.
Cơ quan thẩm tra cũng nhận định, việc triển khai Dự án sẽ khó bảo đảm tiến độ cơ bản hoàn thành trong năm 2025. Hơn nữa, qua giám sát thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 cho thấy những khó khăn, vướng mắc về thiếu nguyên vật liệu, giá nguyên vật liệu tăng cao, bãi đổ thải...
Vì vậy, Thường trực Ủy ban Kinh đề nghị đánh giá đầy đủ về khả năng giải ngân, hấp thụ vốn, sự cân đối và hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, năng lực quản lý, thi công để có giải pháp kịp thời nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tiến độ, chất lượng cho Dự án này và các dự án quan trọng khác cùng được triển khai.

-
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng
-
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới
-
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku -
Kích tiêu dùng để thúc kinh tế tăng trưởng trên 8% -
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc mới -
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Người “nhận đường” và “dẫn đường” của dân tộc Việt Nam -
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc -
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc -
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới