
-
Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết số 68 là “ngọn đuốc soi đường” cho doanh nghiệp tư nhân
-
Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam gặp gỡ Quỹ Cherie Blair tại Hà Nội
-
Ông Phạm Hữu Quốc được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tập đoàn Bamboo Capital
-
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tại Vesak 2025: Doanh nhân hiện đại và tinh thần Phật giáo trong thời đại mới
-
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hành động thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân -
Grab Việt Nam có Giám đốc điều hành mới là người Việt
LTS: Dân tộc Việt Nam có lịch sử dựng nước, giữ nước hào hùng. Ngày 2/9/1945 là một trong những mốc son chói lọi, ghi tên Việt Nam lên bản đồ thế giới với tư cách một quốc gia độc lập. Từ đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định sức sống và bản lĩnh Việt Nam trong công cuộc Đổi mới, hội nhập, khẳng định vị thế và vai trò ngày càng cao trên trường quốc tế.
Trong cuộc chiến Covid-19 khiến bao cường quốc chao đảo, Việt Nam tiếp tục nổi lên là điểm sáng, với bản lĩnh và sáng tạo, kiên cường và nhân văn, vừa nỗ lực phòng, chống dịch, vừa tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới, để một lần nữa, hai tiếng Việt Nam lại vang lên tự hào trong mỗi người Việt Nam và tự đáy lòng cảm phục của bạn bè quốc tế.
Nhân kỷ niệm 75 Quốc khánh, Báo Đầu tư trân trọng giới thiệu những chia sẻ tâm huyết, những suy tư, trăn trở, những ấp ủ và hành động, những xúc cảm dâng trào hướng về Tổ quốc, với niềm tự hào "được là người Việt Nam".
*
* *
Đi để trở về
Sau thời gian dài làm việc trong môi trường nhà nước, rồi điều hành một trong những văn phòng tư nhân đầu tiên về tư vấn thiết kế được phép hoạt động sau khi đất nước bắt đầu tiến trình Đổi mới, tôi đã quyết định đi du học như một bước ngoặt lớn của cuộc đời.
Quyết định đó đến trong quá trình tôi được giao thực hiện hàng loạt dự án thiết kế thi công cho khách hàng trong nước và nước ngoài, như văn phòng ngân hàng Kuwait, các showroom xe hơi đầu tiên ở Việt Nam (Mercedes, Honda…), các văn phòng công ty nước ngoài (Prudential, Johnson & Johnson…), tôi nhận thấy, bản thân cần phải bổ sung kiến thức, vì muốn công việc và đóng góp của mình trở nên giá trị, thì chính mình phải có nền tảng vững chắc hơn.
![]() |
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn. |
May mắn nhận được học bổng Fulbright, tôi theo học bậc Thạc sĩ Quy hoạch và Kiến trúc ở Đại học California tại Berkeley (UC Berkeley). Tốt nghiệp đúng thời điểm khủng hoảng kinh tế châu Á xảy ra, tôi chưa vội về nước, mà đến Seattle để lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Washington.
Khi ra trường, tôi đi làm cho nhiều tập đoàn tư vấn thiết kế lớn ở Mỹ, Canada. Đây là giai đoạn mà cả châu Á là một công trường xây dựng chính của thế giới, do đó, trung bình trên 80% hợp đồng dự án mà các tập đoàn này thực hiện đều ở các quốc gia châu Á. Nhờ đó, tôi thu thập được rất nhiều kinh nghiệm hợp tác quốc tế quý báu, có thể áp dụng cho các dự án tại Việt Nam về sau.
Quyết định về Việt Nam mở văn phòng tư vấn quy hoạch và kiến trúc năm 2010, sau 15 năm sống và làm việc ở Bắc Mỹ, đến với tôi một cách tự nhiên. Sau nhiều năm cọ xát với các chuyên gia hàng đầu quốc tế, tôi nhận thấy, việc thêm hay bớt một người tài với sự phát triển chung của ngành tại Bắc Mỹ dường như không quá quan trọng, vì đây đã là nơi thu hút mạnh mẽ người tài trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với Việt Nam thì khác, tôi vừa có thể giúp đất nước phát triển, vừa có thể phát triển nghề nghiệp và ứng dụng những kinh nghiệm thực tiễn, mà lại có thể sống gần người thân và bạn bè trong nước.
Ban đầu, tôi lo rằng, Việt Nam không đủ việc cho mình làm và đã tính đến phương án có thể phải hợp tác với đồng nghiệp trước kia tại Bắc Mỹ, đã trở thành lãnh đạo các chi nhánh tại Á châu của các tập đoàn quốc tế (HOK, Gensler, AECOM…) để làm các dự án tại Á châu. May mắn là cho đến nay, dù vẫn còn hợp tác với các đối tác ở Bắc Mỹ và châu Á, nhưng công việc chính của tôi vẫn nằm ở Việt Nam, vì đất nước đang có nhu cầu phát triển rất lớn. Tôi rất vui vì mình đã quyết định đúng khi về đây.
Bản sắc Việt Nam
Do đã có mấy chục năm ở Việt Nam trước khi sống tại Bắc Mỹ, nên dù thường xuyên nói ngoại ngữ, ăn món Tây, nhưng mọi sinh hoạt hàng ngày của tôi vẫn thuần phong cách người Việt. Tôi thấy thoải mái với văn hóa người Việt và yêu món ăn Việt.
Nếu khuyên các bạn trẻ cần chuẩn bị gì quan trọng nhất cho bản thân nói riêng và đất nước nói chung trong quá trình vươn lên, hội nhập quốc tế, sánh vai với bè bạn 5 châu, thì tôi có thể nói ngắn gọn là, hãy trân trọng và phát triển bản sắc riêng của mình.
Đứng ở góc độ bản sắc cá nhân, tôi hòa nhập, chứ không hòa tan vào cộng đồng dân cư ở Bắc Mỹ, tự tin khi giao tiếp với các đồng nghiệp quốc tế, tự hào mình là người Việt, là công dân của một đất nước có trên bốn ngàn năm văn hiến, lớn lên ở một thành phố có lịch sử hơn 300 năm và được sinh ra, nuôi dưỡng trong một gia đình trí thức đã có nhiều thế hệ đóng góp cho đất nước.
Tôi học được ở Mỹ rằng, đây là xứ xở của cơ hội, là nơi mà những người tài thuộc nhiều dân tộc trên thế giới đến sống và làm việc, do đó, không ai có thể đứng cao hơn người khác dựa trên màu da, gia thế, hay tiền tài, mà đều có thể cạnh tranh với nhau thông qua năng lực cá nhân, miễn là có ước mơ và chịu trả giá để thực hiện ước mơ đó. Những giá trị nền tảng giáo dục, văn hóa, lịch sử… mà tôi nhận được từ Việt Nam là thế mạnh giúp tôi đạt được thành công mang bản sắc khác biệt tại Bắc Mỹ.
Đứng ở góc độ nghề nghiệp, tôi đặc biệt xem trọng việc bảo tồn và phát triển nâng cao giá trị bản sắc đô thị của địa phương, bởi đây là yếu tố cốt lõi, đem lại giá trị khác biệt về kinh tế - xã hội và văn hóa lịch sử, đem lại sự thu hút và thành công cho các thành phố trong thể kỷ toàn cầu hóa hiện nay, khi xu hướng quốc tế hóa đô thị trên thế giới đang làm cho nhiều nơi trên thế giới trở nên giống nhau, mất đi bản sắc vốn có.
Bảo tồn và phát triển nâng cao giá trị bản sắc đô thị của địa phương đang là vấn đề rất nan giải ở Việt Nam, khi nhiều địa phương chịu áp lực lớn từ dự án đề xuất phá bỏ di sản để đầu tư mới theo tư duy mét vuông. Trong tình hình đó, việc phổ cập các kiến thức về bảo tồn và phát triển đô thị giúp cho người dân hiểu biết với ý thức trách nhiệm cao, để thể hiện quyền giám sát, sớm cùng nhau lên tiếng yêu cầu ngưng các dự án có thể gây tác động xấu trong tương lai đến lợi ích chung của cộng đồng.
Bên cạnh đó, quan trọng không kém là sự cần thiết phải khuyến khích hợp tác vì lợi ích chung, lắng nghe góp ý của các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực trước khi chính quyền địa phương đưa ra những quyết định tối hậu về phê duyệt quy hoạch chỉnh trang đô thị, đảm bảo đem lại lợi ích bền vững lâu dài cho cộng đồng.

-
Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết số 68 là “ngọn đuốc soi đường” cho doanh nghiệp tư nhân
-
Doanh nhân Nguyễn Quốc Cường: Khát vọng xây dựng thương hiệu thật, giá trị thật
-
Nguyễn Văn Thiên Vũ, CEO Công ty cổ phần Đặc sản Kinh đô: Từ bầu trời công nghệ đến chiều sâu văn hóa
-
Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam gặp gỡ Quỹ Cherie Blair tại Hà Nội
-
Ông Phạm Hữu Quốc được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tập đoàn Bamboo Capital -
Doanh nhân Nguyễn Lâm Vinh Dự, Tổng giám đốc KMS Technology: Đổi mới để dẫn dắt thị trường -
Nguyễn Trinh, Nhà sáng lập Bánh canh cá lóc cô Linh: Chọn học, chọn làm và chọn đứng lên -
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tại Vesak 2025: Doanh nhân hiện đại và tinh thần Phật giáo trong thời đại mới -
Doanh nhân Nguyễn Thị Ngọc Anh: Khi khó khăn, hãy vui vẻ và lạc quan để vượt qua -
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hành động thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân -
Grab Việt Nam có Giám đốc điều hành mới là người Việt
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao