
-
Doanh nhân Lưu Thị Thanh Mẫu: Hậu M&A, hai bên sẽ cùng thắng nếu biết cộng hưởng sức mạnh
-
CEO Lưu Thị Thanh Mẫu: Khát vọng đưa thương hiệu việt vươn tầm thế giới
-
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam: Mơ lớn để đón những bước nhảy thời đại
-
Doanh nhân trẻ sẽ góp phần đưa Việt Nam về đích trên hành trình thịnh vượng
-
Nữ doanh nhân Thái Hương kêu gọi doanh nghiệp Việt “bước chân sang Nga” -
Start-up sẽ sa lầy nếu quá tập trung vào gọi vốn
![]() |
Với start-up, tài sản sở hữu trí tuệ được xem là loại tài sản có giá trị lớn nhất và đóng vai trò chủ chốt trong quyết định rót vốn của nhà đầu tư. Tài sản sở hữu trí tuệ bao gồm nhiều dạng như tên thương mại, bí mật kinh doanh, các bằng sáng chế, nhãn hiệu, quyền tác giả…
Tại Mỹ, một vài thập kỷ trước, tài sản sở hữu trí tuệ chỉ chiếm khoảng 20% tài sản doanh nghiệp, nhưng đến năm 2005, tỷ lệ tài sản vô hình của doanh nghiệp chiếm khoảng 80% và đến năm 2015 là 87%.
Điều đó cho thấy, việc bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ là vấn đề sống còn với bất cứ doanh nghiệp cũng như start-up nào. Tuy nhiên, tại Việt Nam, không ít start-up chưa hiểu rõ về tài sản sở hữu trí tuệ và tầm quan trọng của loại tài sản này trong khởi nghiệp. Từ đó, họ thường lơ là hoạt động đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, dẫn đến khó khăn, vướng mắc nếu nảy sinh tranh chấp, kiện tụng.
Một start-up Việt Nam trong mảng phần mềm quản lý gọi món tại nhà hàng (muốn giấu tên) từng chia sẻ về việc giành nhiều giải cao tại các cuộc thi khởi nghiệp. Sau khi sản phẩm hoàn thiện, bắt đầu tiến hành kêu gọi đầu tư và thành lập doanh nghiệp, cả nhóm mới phát hiện phần mềm của mình đã bị một bên khác làm giống hệt và đăng tải nhiều trên nhiều phương tiện truyền thông.
“Trước khi thành lập doanh nghiệp, chúng tôi đã nghĩ đến việc đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng vì bận rộn và nguồn vốn lúc đầu còn hạn hẹp, cả nhóm đành gác chuyện đăng ký qua một bên. Đến lúc ý tưởng bị sao chép, mọi người mới gấp rút tìm cách giải quyết”, một thành viên kể lại. May mắn rằng, nhờ sự trợ giúp kịp thời của nhiều phía, start-up đã kịp thời xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho phần mềm của mình trước bên kia.
Theo các luật sư và chuyên gia trong ngành, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng quan trọng không kém việc phát triển sản phẩm hay kêu gọi vốn đầu tư. Khi nhà sáng lập có ý thức bảo vệ tài sản trí tuệ cho start-up, họ sẽ tránh bị người khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình cũng như tránh xâm phạm quyền của người khác.
Một trong những lỗi điển hình mà các start-up hay gặp phải là sử dụng tên thương mại, tên nhãn hiệu một cách tùy ý. Các chủ sở hữu doanh nghiệp thường tự nghĩ ra một cái tên thật hay mà không biết rằng, cái tên đó có thể đã được công ty khác dùng trước. Đây vẫn được xếp vào hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, dù chỉ vô tình.
Ngoài ra, chủ động đăng ký quyền sở hữu trí tuệ giúp start-up tiết kiệm nguồn lực khi có tranh chấp. Nguồn lực này không chỉ giới hạn ở mặt tài chính, mà còn là thời gian, tâm trí, sức lực. Thêm vào đó, start-up được bảo hộ trí tuệ sẽ thuận lợi trong việc tạo dựng niềm tin với khách hàng, khiến khách hàng không bị nhầm lẫn với hàng trăm, hàng ngàn thương hiệu đang tồn tại trên thị trường.
Vì những lợi ích trên, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp cần chủ động cập nhật kiến thức, nâng cao khả năng nhận diện các đối tượng sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp và lựa chọn cơ chế bảo hộ phù hợp. Mỗi nhà sáng lập không nên vì lợi ích hay sự bận rộn trước mắt mà quên đi việc bảo vệ về mặt pháp lý với tài sản trí tuệ thuộc doanh nghiệp của mình.

-
Phạm Quang Tú, Giám đốc điều hành Prep: Nâng cấp trải nghiệm luyện thi tiếng Anh cùng “giáo viên AI”
-
Doanh nhân Lưu Thị Thanh Mẫu: Hậu M&A, hai bên sẽ cùng thắng nếu biết cộng hưởng sức mạnh
-
CEO Lưu Thị Thanh Mẫu: Khát vọng đưa thương hiệu việt vươn tầm thế giới
-
M&A không chỉ là cơ hội cho người mua, mà của cả người bán
-
Doanh nhân trẻ đồng thuận nguyên tắc duy trì bộ gen tử tế trong thời đại biến đổi -
CEO KyberNetwork “trải lòng” sau khi nền tảng blockchain KyberSwap Elastic bị hack 47 triệu USD -
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam: Mơ lớn để đón những bước nhảy thời đại -
Doanh nhân trẻ Việt Nam tạo việc làm cho hơn 5 triệu lao động -
Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ: Bảng vàng của Doanh nhân trẻ Việt Nam -
Doanh nhân trẻ sẽ có những bước nhảy mang tính thời đại -
Doanh nhân Vũ Phi Hải và cú "rẽ ngang" định mệnh
-
Công ty cơ khí Duy Khanh khánh thành nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM
-
Vietjet khai trương đường bay thẳng Thượng Hải - TP.HCM
-
UNIQLO tăng trưởng ấn tượng sau 4 năm kinh doanh tại Việt Nam
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thúc đẩy phát triển chuỗi đô thị du lịch biển
-
Newtecons là tổng thầu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đến hiện tại thi công, bàn giao thành công dự án căn hộ hàng hiệu
-
“Giải mã” nhóm tính năng giúp VNSC by Finhay giành giải thưởng Công nghệ Fintech Toàn cầu IBSi