Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Subiz - nền tảng chat trực tuyến thuần Việt
Hải Đăng (ICTNews) - 01/04/2016 07:11
 
Subiz là nền tảng chat trên website được phát triển bởi người Việt, hỗ trợ tiếng Việt.
Giao diện quản lý Subiz - Ảnh chụp màn hình
Giao diện quản lý Subiz - Ảnh chụp màn hình

Subiz (Subiz.com) do công ty VietnamBiz phát triển năm 2013, vào thời điểm thương mại điện tử Việt Nam bắt đầu phát triển. Công ty định hướng sẽ là trung gian kết nối giữa doanh nghiệp bán hàng và người mua, do đó Subiz là bước đi đầu tiên.

Từ khi ra mắt cho đến thời điểm hiện tại, Subiz cung cấp giải pháp chat trực tuyến cho website. Khi khách hàng ghé thăm một webiste, cửa sổ chat do Subiz xây dựng sẽ xuất hiện để khách hàng chat trực tiếp, hỏi thăm thông tin với người chăm sóc khách hàng của website đó.

Để thực hiện điều này, Subiz có thể gắn lên website qua một đoạn mã nhúng, ngoài ra còn có thể tích hợp dưới dạng plugin hay extension với các nền tảng như Shopify, Joomla, Magento, Wordpress.

Live Chat là một sản phẩm không mới, tuy nhiên ở thị trường Việt Nam, một sản phẩm hoàn toàn bằng tiếng Việt, phát triển và hỗ trợ bởi đội ngũ người Việt thì không nhiều, và dự án này là một trong những sản phẩm tiên phong, có bước phát triển tốt đến thời điểm này.

Người dùng có thể làm việc trên trang quản lý (Dashboard) của Subiz hoặc làm việc trên ứng dụng có hỗ trợ giao thức chat Subiz như Pidgin, Trillian, Xabber… Các ứng dụng này đều có phiên bản di động nên người dùng có thể tương tác với khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

Việc tính phí của dịch vụ này dựa vào số lượng agent (hỗ trợ viên). Nếu lượng tương tác trên website lớn, số lượng yêu cầu chat của khách truy cập nhiều, người dùng sẽ cần nhiều agent và ngược lại. Khách hàng có thể chi trả linh hoạt theo nhu cầu và thời gian sử dụng.

Tính đến hết năm 2015, có khoảng hơn 30.000 website sử dụng Subiz, trong đó có website của nhiều doanh nghiệp lớn như FPTshop, Trần Anh, Pico, GLN,...  Các lĩnh vực sử dụng dịch vụ này cũng rất đa dạng, từ thương mại điện tử, giáo dục, làm đẹp, du lịch…

Edtech Startup: Tiền càng nhiều, chết càng nhanh
Startup trong lĩnh vực giáo dục, hay còn gọi là edtech startup, có tỷ lệ thất bại cao trên toàn thế giới.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư