-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Thị trường M&A toàn cầu vừa trải qua một hành trình đầy biến động, từ sự sụp đổ do đại dịch năm 2020 đến phá kỷ lục năm 2021 và rồi lại sụt giảm mạnh vào năm 2023.
Được rèn luyện qua những biến động mạnh, tiếp tục đối diện với những thách thức liên tiếp về kinh tế vĩ mô, địa chính trị…, các thành viên thị trường M&A toàn cầu bước vào năm 2024 với sự lạc quan nhất định.
Học được gì từ năm 2023?
Theo số liệu từ McKinsey, năm 2023, giá trị M&A toàn cầu giảm 16% xuống còn 3.100 tỷ USD - con số thậm chí còn thấp hơn cả năm đại dịch 2020. Dù quy mô giao dịch trung bình tăng 14% do một số ít các giao dịch lớn, nhưng số lượng công ty đổi chủ đã giảm 27% so với năm trước đó. Dưới áp lực từ kinh tế vĩ mô, địa chính trị và các quy định, các giao dịch lớn (trên 10 tỷ USD) đã giảm 17% xuống còn 705 tỷ USD, nhưng vẫn chiếm 23% thị phần hoạt động giao dịch toàn cầu.
Giá trị và số lượng các thương vụ M&A toàn cầu đều giảm trong năm 2023. |
Thị trường Mỹ, được thúc đẩy bởi đà tăng trưởng kinh tế tích cực, vẫn là thị trường M&A sôi động nhất khi chiếm hơn một nửa hoạt động M&A toàn cầu năm 2023. Tuy giá trị giao dịch giảm 7% xuống còn 1.600 tỷ USD, nhưng đây là thị trường có các giao dịch lớn và số lượng giao dịch tích cực. Nhìn chung cả năm 2023, giá trị giao dịch M&A tại Mỹ chỉ thấp hơn một chút so với mức 1.700 tỷ USD năm 2020.
Trong khi đó, giá trị các giao dịch M&A tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) giảm 19% xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ (734 tỷ USD). Điểm tích cực là nhiều bên mua đã nhìn thấy mục tiêu hấp dẫn tại thị trường này, nhất là ở những nền kinh tế đang phát triển nhanh và các quốc gia có rủi ro địa chính trị tương đối thấp như Ấn Độ.
Tuy nhiên, mối lo ngại xuất hiện khi thị trường Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 40% tổng giá trị giao dịch M&A trong khu vực này - mức thấp nhất trong 5 năm qua.
Nhìn sâu hơn vào thị trường M&A châu Á - Thái Bình Dương, 4 lĩnh vực có hoạt động M&A sôi nổi nhất, chiếm khoảng 2/3 giá trị giao dịch trong khu vực bao gồm: năng lượng; công nghiệp hiện đại; công nghệ, truyền thông và viễn thông; và dịch vụ tài chính.
Bất chấp sự phức tạp của các môi trường kinh doanh rất khác nhau trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường này tiếp tục chiếm khoảng 1/4 giá trị giao dịch toàn cầu, tăng từ mức chỉ 15% của 20 năm trước.
“Chúng tôi kỳ vọng các giao dịch M&A tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi các công ty đa quốc gia tìm kiếm cơ hội để mở rộng quy mô, hợp nhất hoạt động, đa dạng hoá và thúc đẩy các sáng kiến phi carbon hoá, phát triển bền vững.
Một báo cáo của World Data Lab dự đoán rằng, châu Á sẽ là nơi sinh sống của hơn 80% "người tiêu dùng mới" trên thế giới vào năm 2024 - đó hàng chục triệu người có khả năng chi tiêu 12 USD trở lên mỗi ngày lần đầu tiên. Trong khi đó, Brookings chỉ ra rằng, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, tầng lớp tiêu dùng sẽ có số lượng vượt trội hơn những người dễ bị tổn thương và nghèo đói”, McKinsey nhận định trong báo cáo về thị trường M&A 2024.
Sức bền của thị trường M&A
Nhìn vào diễn biến thị trường kể từ quý IV/2023 tới nay, có nhiều yếu tố hỗ trợ cho sự bền vững của thị trường M&A toàn cầu.
Đầu tiên, bối cảnh kinh doanh đang trải qua những thay đổi lớn, từ sự trỗi dậy của AI đến tầm quan trọng ngày càng tăng của tính bền vững và sự xuất hiện của một tầng lớp người tiêu dùng có nhu cầu cao hơn, được hỗ trợ bởi công nghệ. Theo đó, CEO tại mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực có chung quan điểm: M&A là đòn bẩy chiến lược quan trọng hơn bao giờ hết. Điều này đặc biệt đúng khi các công ty cần thích ứng nhanh chóng.
Bên cạnh đó, tiền mặt là yếu tố hỗ trợ đặc biệt. Không giống như những giai đoạn trước, khi dòng vốn đầu tư tư nhân và các nhà đầu tư tổ chức đã thúc đẩy hoạt động M&A trên toàn cầu, năm 2023, dòng tiền này rút khỏi thị trường, mức độ hoạt động giảm 37% xuống còn 560 tỷ USD.
Nguyên nhân xuất phát từ chi phí vốn cao, sự không chắc chắn trong chính sách điều hành của các ngân hàng trung ương và động thái kiểm soát chặt chẽ hơn của nhà quản lý tại các quốc gia. Chưa kể, tỷ lệ các công ty đang trải qua các cuộc điều tra dài hạn ở châu Âu và Hoa Kỳ đã tăng khoảng 50% từ năm 2017 đến năm 2022.
Tuy nhiên, dòng vốn này sẽ không đứng ngoài thị trường quá lâu. Một số quỹ đầu tư cần cân nhắc tái triển khai hoạt động đầu tư trong thời gian tới, nhất là khi đang sở hữu hơn 2.000 tỷ USD tiền mặt tính tới cuối năm 2023.
Khảo sát của McKinsey cho thấy, đa số người tham gia khảo sát từ nhiều khu vực và ngành công nghiệp khác nhau vẫn lạc quan về diễn biến kinh tế, với 46% kỳ vọng tăng trưởng kinh tế cải thiện trong 6 tháng tới.
Đồng thời, các chuyên gia phân tích lạc quan về triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp năm 2024. Cụ thể, đa số nhà phân tích cho rằng, tăng trưởng doanh thu đạt khoảng 5% trong năm 2024 và lợi nhuận sau thuế, khấu hao (EBITDA) tăng khoảng 8-9%.
Các yếu tố này sẽ cổ vũ cho giao dịch M&A trên thị trường toàn cầu và xu hướng đã bắt đầu từ quý IV/2023. Giá trị giao dịch M&A toàn cầu tăng 41% trong quý IV/2023 so với quý trước đó và tăng 37% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.000 tỷ USD. Nhiều nhà giao dịch lấy lại cảm giác phấn khích và mạnh tay xuống tiền, với quy mô giao dịch trung bình tăng 32% trong quý IV/2023 so với quý III.
Giá trị và số lượng các thương vụ M&A toàn cầu đang theo hướng nhích lên. |
-
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đe áp mức thuế cao đối với hàng hóa Mexico, Canada, Trung Quốc -
Dự trữ vàng của Nga tăng vọt 33% trong năm 2024, đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD -
"Ông trùm" quỹ ETF lo sợ "cảm giác an toàn giả tạo" của Bitcoin -
Chính sách thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể khiến giá dầu giảm 20%
-
Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế mới tập trung vào 5 lĩnh vực then chốt -
Từ điển Cambridge chọn "manifest" là từ của năm 2024 -
Nhật Bản sẽ phát tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp -
Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương -
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu?
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử