Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Sức chịu đựng của doanh nghiệp ở Lâm Đồng đã đến giới hạn
Linh Đan - 31/08/2023 16:02
 
Ngày 31/8, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả hỗ trợ, xử lý khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh trong 8 tháng đầu năm 2023.

Theo đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 8 tháng đầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do chịu tác động kép từ yếu tố bên ngoài (tính hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường) và những hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế.

Cụ thể là tác động từ việc lam phát tăng cao, tăng lãi suất ngân hàng cho vay, tăng giá cả nguyên vật liệu đầu vào đã gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

Cùng với đó là các chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đứt gãy cục bộ, nhiều đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh, đặc biệt là hàng dệt may và nguyên liệu dệt may giảm 22% so với cùng kỳ, alumin và bô xít nhôm giảm 5,6% về giá trị so với cùng kỳ… dẫn đến lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, kinh ngạch xuất nhập khẩu đạt 595,4 triệu USD, đạt 64,1% kế hoạch, chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Theo ông Hiệp, khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là trong nhóm dệt may. Các doanh nghiệp gia công hàng may mặc cho biết không có đơn hàng (đơn hàng chủ yếu từ châu Âu, Bắc Mỹ). Nhóm sản xuất tơ tằng xuất khẩu sang các thị trường các nước Trung Á như Ả rập, Afganistan, Pakistan gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán từ đối tác (tỷ giá đồng đô la Mỹ biến động, thiếu ngoại tệ…) nên một số công ty đã tạm ngưng xuất hàng.

Nhiều doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do áp lực tăng chi phí đầu vào, chi phí vốn vay và khó khăn về dòng tiền, đơn hàng…

Trong 8 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 516 doanh nghiệp, tăng 14,2%; số doanh nghiệp giải thể là 151 doanh nghiệp, tăng 6,3%.

“Nói cách khác, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sức chống chịu của doanh nghiệp đã đến hạn, tạo thách thức lớn để tiếp tục tồn tại và duy trì hoạt động”, ông Hiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cũng theo người đứng đầu chính quyền tỉnh Lâm Đồng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản, xây dựng mặc dù đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo tháo gỡ nhưng nhìn chung vẫn rất khó khăn. Các giao dịch bất động sản đất nền, nhà ở riêng lẻ đều giảm.

Lâm Đồng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ổn định kính tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh cắt giảm những thủ tục hành chính, điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp, người dân nhanh chóng phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp, người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp "kêu" định mức chi phí tái chế quá cao
Định mức tái chế cao dẫn đến giá cả hàng hóa tăng cao bất hợp lý, gây khó khăn cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư