Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Tác động của đại dịch Covid-19 với chất lượng dân số Việt
D.Ngân - 11/07/2021 17:39
 
Đại dịch Covid-19 có thể có những tác động lâu dài đối với công tác dân số tại Việt Nam.

Một nghiên cứu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) thực hiện vào tháng 3/2021 cho thấy ước tính 12 triệu phụ nữ đã gặp gián đoạn trong tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

Những năm qua, nhiều thành quả trong công tác nâng cao chất lượng dân số cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em đều giảm mạnh, tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. 

Theo bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 cũng đã làm lộ rõ và trầm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng giới.

Một số lượng lớn phụ nữ đã phải rời bỏ lực lượng lao động vì những công việc trả lương thấp mà họ thường làm đã bị cắt giảm, kèm theo sự gia tăng trách nhiệm chăm sóc con cái khi trẻ em phải học tập từ xa cũng như chăm sóc người cao tuổi mất khả năng đi lại. Hiện thực này gây bất ổn tình hình tài chính của phụ nữ, không chỉ trong hiện tại mà còn trong dài hạn.

Trước bối cảnh trên, nhiều quốc gia đã thể hiện mối quan ngại ngày càng tăng về việc thay đổi tỷ suất sinh. Trước đây, những cảnh báo liên quan đến tỷ suất sinh đã dẫn đến những vi phạm quyền con người. 

Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam, dù là bùng nổ hay suy giảm dân số, giải pháp với tỷ suất sinh luôn nằm ở việc ưu tiên cho sức khỏe sinh sản và quyền sinh sản của tất cả mọi người.

Quy mô dân số hiện nay của Việt Nam hơn 96,5 triệu người, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, tỷ lệ tăng dân số 10 năm qua (2009-2019) trong khoảng từ 1,05%-1,15%/năm, mức sinh thay thế được duy trì suốt 14 năm qua.

Từ năm 2007, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số vàng, cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh chiếm 68%. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt, tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,6 tuổi năm 2019, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người..

Kể từ ngày 27/4/2021, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 đã gây ảnh hưởng tới nhiều tỉnh và thành phố, trong đó, Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.HCM và hiện nay một số tỉnh phía Nam là những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Những năm qua, nhiều thành quả trong công tác nâng cao chất lượng dân số cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em đều giảm mạnh, tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. 

Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với các quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các địa phương và đất nước.

Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã nhấn mạnh, tập trung mọi nguồn lực chuyển trong tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển.

Vì vậy, công tác dân số không chỉ chú trọng tới mục tiêu kế hoạch hóa gia đình như trước, cần phải gắn liền với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh - các yếu tố liên quan đến phát triển nhanh, bền vững đất nước để nâng cao vị thế con người Việt Nam.

Theo ông Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ Truyền thông giáo dục, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, trong những năm qua, để góp phần thực hiện nâng cao chất lượng dân số, Tổng cục đã triển khai nhiều mô hình, đề án, chương trình như tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn, tầm soát (sàng lọc) trước sinh và sơ sinh; can thiệp truyền thông để giảm thiểu hôn nhân cận huyết, tình trạng có thai ngoài ý muốn, phá thai ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên; chăm sóc sức khỏe, tinh thần cho người cao tuổi.

Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã được triển khai đến 63 tỉnh, thành phố với hơn 10.000 huyện, xã.

Để giải quyết tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, duy trì vững chắc mức sinh thay thế, ngành Dân số xây dựng hệ thống nội dung tuyên truyền riêng cho từng vùng miền; điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích phù hợp với từng vùng mức sinh. 

Đặc biệt, để giải quyết bài toán về nâng mức sinh tại những vùng có mức sinh thấp, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình đã triển khai các giải pháp tổng hợp, đồng bộ, hiệu quả để khuyến khích người dân sinh đủ hai con. 

Trong đó đề xuất bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh; sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con; chú trọng các đối tượng ưu tiên, người lao động tại khu công nghiệp, khu kinh tế để khuyến khích sinh đủ hai con tại địa phương.

Về cơ cấu và nâng cao chất lượng dân số, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình đã thực hiện đề án về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; tầm soát bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi... 

Mặt khác, đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh đang mở rộng triển khai tại các cơ sở y tế công lập, qua đó cung cấp kịp thời những thông tin về sàng lọc trước và sau sinh; lập danh sách theo dõi, quản lý đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ để tư vấn, động viên trực tiếp tại các hộ gia đình nhằm hạn chế tỷ lệ trẻ em sinh ra bị mắc các dị tật bẩm sinh, bảo đảm chất lượng dân số.


Nhân kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7/2021, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) kêu gọi các quốc gia, tổ chức thành viên nâng cao nhận thức và hành động về những vấn đề quan trọng và cấp bách đối với dân số toàn cầu trong và sau đại dịch Covid-19.
[Infographic] Đến năm 2025, 55% dân số Việt Nam tham gia thương mại điện tử
Theo kế hoạch phát triển thương mại điện tử đến năm 2025, Việt Nam sẽ có khoảng 55% dân số mua sắm trực tuyến với giá trị mua hàng bình quân...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư