-
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV
Chính sách hỗ trợ sẽ có tác động vừa kích cung, vừa kích cầu. |
Tác động tích cực
Lâu nay thường chỉ đề cập kích cầu, mà ít đề cập đến kích cung. Kích cầu tuy trực tiếp nhằm tới tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng, nhưng cũng sẽ gián tiếp kích cung. Do vậy, hiện nay phải đề cập trực tiếp tới kích cung trong nước.
Tổng cung năm 2021 có 3 điểm đáng lưu ý.
Một là, tăng trưởng cung ở trong nước (GDP) chỉ đạt 2,58% - mức rất thấp.
Hai là, tăng trưởng đạt được ở cả 3 nhóm ngành: nông, lâm nghiệp - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ.
Ba là, GDP năm 2020 tăng thấp, nhưng tổng cung khá cao nhờ mức xuất siêu hàng hóa rất lớn (gần 20 tỷ USD), trong khi năm 2021 tăng thấp hơn, xuất siêu giảm chỉ còn 4 tỷ USD; mức nhập siêu dịch vụ năm 2021 lớn hơn nhiều so với năm trước (15,73 tỷ USD so với 10,28 tỷ USD).
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2021 tăng 3,2% so với năm trước, thấp hơn tốc độ tăng của các năm trước (2020 tăng 5,8%, 2019 tăng 10,2%, 2018 tăng 11,2%…). Nguồn vốn ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng khá (7,2%), nhưng có một phần đã bị “chôn” vào vàng, bất động sản, tiền ảo, được “lái” vào trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán… Nguồn vốn khu vực nhà nước năm 2021 giảm 2,9% (trong khi năm 2020 tăng 14,7%). Nguồn vốn đầu tư nước ngoài giải ngân năm 2021 giảm 1,1% và là năm thứ hai liên tiếp giảm.
Tiêu dùng cuối cùng gồm 2 nguồn. Tỷ trọng tự cấp tự túc tăng (từ dưới 10% trước đại dịch tăng lên trên 20% sau đại dịch). Trong khi đó, tỷ trọng tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường giảm từ trên 90% xuống còn dưới 80%. Tổng mức bán lẻ năm 2021 giảm 3,8%, với nguyên nhân chủ yếu là thu nhập bị giảm do thất nghiệp, thiếu việc làm gia tăng, cộng hưởng với tâm lý tiết kiệm…
Do vậy, chính sách hỗ trợ sẽ có tác động vừa kích cung, vừa kích cầu.
Hiệu ứng phụ
Bên cạnh những kết quả tích cực, thì chính sách hỗ trợ cũng có thể gây ra hiệu ứng phụ, cần được giám sát và xử lý kịp thời.
Hiệu ứng phụ được đề cập nhiều nhất là lạm phát. Lạm phát có thể tăng cao do nhiều yếu tố. Có yếu tố mang tính chất toán học là số gốc so sánh là CPI và giá USD năm 2021 thấp sẽ làm cho CPI năm 2022 tăng cao. Có yếu tố do hiệu ứng phụ của gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng trong 2 năm đối với lạm phát. Có yếu tố do tổng cầu chuyển từ giảm trong năm 2021 sang tăng tương đối cao trong năm 2022. Có yếu tố do sự chuyển động của dòng tiền từ một số thị trường, như vàng, bất động sản, tiền ảo, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… trở lại với thị trường hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, gây áp lực lên lạm phát…
Nhập khẩu lạm phát trong năm trước làm tăng chi phí sản xuất sẽ chuyển sang gây áp lực đối với thị trường hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng và tiếp tục diễn ra trong năm nay, gây lạm phát ở trong nước. Trong khi đó, chính sách tiền tệ ở các nước lớn, đặc biệt là việc chuyển từ nới lỏng sang thắt chặt, sẽ cản trở sự nới lỏng ở Việt Nam. Tỷ giá ở trong nước được kiềm chế từ mấy năm nay cũng làm cho tỷ giá thương mại giảm, nên tác động bất lợi đối với xuất khẩu, có lợi cho nhập khẩu, tạo sức ép cho tỷ giá VND/USD tăng… Việc giám sát và xử lý tập trung vào việc điều hành cấu phần tín dụng tăng theo hỗ trợ lãi suất từ ngân sách để “rút củi đáy nồi” và tăng lãi suất tiền gửi để hút bớt tiền từ lưu thông vào ngân hàng.
Hiệu ứng phụ nữa là dòng tiền hỗ trợ không được đưa hết vào sản xuất, kinh doanh, hoặc tiêu dùng theo các đối tượng cần hỗ trợ, mà bị “lái” vào các kênh đầu tư như tiền ảo, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán…). Khi các kênh này gặp rủi ro sẽ quay trở lại gây áp lực đối với thị trường hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.
Một hiệu ứng phụ khác là tăng bội chi, nợ công, nợ chính phủ, nợ quốc gia. Đối với ngân hàng, hiệu ứng phụ là tăng nợ xấu. Mặc dù nợ xấu nội bảng cuối năm 2021 ở mức 1,92%, được cho là cao hơn tỷ lệ 1,69% cuối năm 2020, nhưng nếu tính cả nợ có nguy cơ chuyển thành nợ xấu, thì con số này có thể cao hơn 7%.
-
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV -
Đà Nẵng nêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số -
Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
Tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin cho tăng trưởng 2 con số
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả