Nếu hiện tượng doanh nghiệp chờ đợi giá lúa xuống thấp còn người dân mong muốn bán được giá lúa cao kéo dài sẽ làm mất cơ hội xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập của người trồng lúa.
Với nhu cầu ổn định, đặc biệt là ở mức cao đối với các loại gạo đặc sản từ châu Á, Liên minh châu Âu tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo nhiều tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Các thị trường nhập khẩu gạo lớn, truyền thống của Việt Nam đều đồng loạt giảm nhập khẩu, trong khi đó, lượng cung gạo toàn cầu lại gia tăng, tạo áp lực khá mạnh cho ngành xuất khẩu gạo trong những tháng cuối năm.
Sự sụt giảm quá mạnh về sản lượng gạo xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay, đã khiến gần 11 tháng của năm 2016, giá trị xuất khẩu mặt hàng này bị giảm khoảng 20,3%, tương đương hơn 500 triệu USD.
Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho thấy, tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đầu năm 2016 đạt 26,4 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt, các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu chính đều tăng trưởng tốt, riêng xuất khẩu gạo vẫn suy giảm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây đã phát cảnh báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ, trong đó lưu ý trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp phải kiểm tra, giám định kỹ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các lô hàng, tránh để bị nước nhập khẩu trả về. Doanh nghiệp tái phạm nhiều lần sẽ bị cấm xuất khẩu sang thị trường này.
Xuất khẩu gạo sau khi đạt kỷ lục về khối lượng (8,015 triệu tấn) và kim ngạch (3,67 tỷ USD) vào năm 2012, đã giảm (hoặc tăng thấp) từ đó đến nay, đặc biệt từ tháng 5 đến nay.
Tháng 7/2016, xuất khẩu gạo ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua, kéo theo 7 tháng cũng thấp, chỉ được 3 triệu tấn, giảm gần 600.000 tấn, tương đương với mức giảm 16,2% so với quý I/2015. Sụt giảm về lượng là trong quý II, vì quý I/2016 tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.