-
TKV lên kế hoạch tiêu thụ 50 triệu tấn than -
Bảo Minh và hành trình khẳng định thương hiệu nhà phát triển khu công nghiệp -
Tập đoàn Điện gió Shanghai Electric muốn hợp tác với EVN làm điện gió -
Điểm tên 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong năm 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 8/1/2025 -
Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trên bản đồ dệt may
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Thế nhưng, trái với sự quyết liệt của Chính phủ và Bộ NN&PTNT, còn không ít địa phương vẫn đủng đỉnh bắt tay vào việc, trong khi cánh cửa hội nhập ngày càng mở toang với nhiều thách thức.
Có thể nói, "Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" theo Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ được kỳ vọng như một cuộc kiến tạo mang đến nhiều đổi thay cho nông nghiệp - ngành kinh tế "trụ đỡ" của nền kinh tế nước ta.
Hai năm qua, cụm từ "tái cơ cấu nông nghiệp" được Bộ NN&PTNT nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong các kỳ cuộc hội họp, hội thảo hay văn bản, giấy tờ chỉ đạo. Để phục vụ cho công cuộc cấu trúc lại nền sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt 24 quy hoạch trên cả nước và quy hoạch vùng, khu vực, địa bàn cụ thể. Thế nhưng cho đến nay, cả nước mới có 47/63 tỉnh, TP đã ban hành đề án, kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương, còn lại 16 tỉnh, thành vẫn đang trong giai đoạn... khởi động, trong đó đáng buồn là có cả TP Hà Nội (!).
Lâu nay, việc xây dựng và thực hiện các văn bản, chính sách của Việt Nam vốn đã có tiền lệ là luôn luôn tồn tại "độ trễ". Thế nhưng, không ít chuyên gia phải lắc đầu ngán ngẩm khi mà 2 năm qua, có tới 25% số tỉnh, TP chưa hoàn thành nổi một đề án tái cơ cấu nông nghiệp. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT thẳng thắn nhìn nhận, sự chuyển biến về nhận thức chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn của tái cơ cấu ngành nên nhiều địa phương chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện chủ trương này dẫn tới cách làm còn lúng túng.
Mặc dù là một trong những ngành kinh tế quan trọng của đất nước, đóng góp nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị như gạo, thủy sản, cà phê, cao su, hồ tiêu… song, ngành nông nghiệp đang tồn tại khá nhiều vấn đề. Đó là giá thành sản xuất cao, giá trị sản phẩm thấp, đầu ra nông sản bấp bênh, thu nhập và đời sống của người nông dân còn thấp... Khi tham gia vào sân chơi hội nhập, sức ép cạnh tranh từ hàng nông sản được chế biến sâu với mức giá rẻ hơn đang gây nhiều khó khăn cho nông sản Việt trong việc tìm chỗ đứng trên thị trường. Thậm chí, không ít nông sản của chúng ta có nguy cơ “thua ngay trên sân nhà”. Thực tế đà giảm sút kéo dài trong xuất khẩu các nông sản chủ lực từ đầu năm đến nay đã chứng minh điều đó.
Tất cả những yếu tố trên đặt ra yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện ngành nông nghiệp, từ quy hoạch, tổ chức sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, với những bước đi chậm chạp của nhiều địa phương như hiện nay, một viễn cảnh không xa là Việt Nam có thể rơi vào tình cảnh "trâu chậm uống nước đục" trong cuộc cạnh tranh giành thị trường nông sản đầy khốc liệt.
-
Điểm tên 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong năm 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 8/1/2025 -
Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trên bản đồ dệt may -
Tìm và sửa ngay những gì đang cản trở doanh nghiệp, nền kinh tế sẽ tăng ít nhất 8% -
Vietnam Airlines lọt top 10 hãng bay đúng giờ nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương -
Việt Nam SuperPort tăng kết nối logistics đường sắt -
Chubb Life khẳng định chiến lược bền vững với Kênh đối tác kinh doanh Infinity
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025