-
Nhóm lãnh đạo công ty địa ốc vẽ dự án “ma” bị đề nghị mức án chung thân -
Đường dây mua bán hóa đơn trái phép: Hàng trăm lãnh đạo doanh nghiệp “nhúng chàm” -
Cảnh báo hành vi mạo danh cơ quan thuế để lừa đảo -
Bất cập khi thực hiện Luật Đất đai tại Hà Nam -
Nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh -
TP.HCM: Rà soát 333 công trình chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng
Ngày 13/10, sau 5 ngày xét xử, Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên quyết định tạm dừng phiên xét xử sơ thẩm vụ khai thác trái phép hơn 3 triệu tấn than tại Mỏ than Minh Tiến (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên).
Trong phần tranh tụng, một số luật sư cho rằng quá trình tạm giữ, điều tra và giám định có sai phạm tố tụng, ảnh hưởng đến bản chất của vụ án.
Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên quyết định tạm dừng phiên tòa sau 5 ngày xét xử. |
Theo đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư, Hội đồng xét xử xét thấy cần quay lại phần xét hỏi; đồng thời triệu tập thêm người tham gia tố tụng khác để làm rõ bản chất vụ việc.
Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa, chưa ấn định ngày mở lại.
Trước đó, sau khi công bố bản luận tội, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị mức án đối với 33 bị cáo bị đưa ra xét xử về các hành vi “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”; “Mua bán trái phép vật liệu nổ”; “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Mua bán trái phép hóa đơn”.
Với vai trò chủ mưu trong vụ án, bị cáo Châu Thị Mỹ Linh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Yên Phước bị Viện Kiểm sát đề nghị tuyên án 5-6 năm tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”; 16-17 năm tù về tội “Mua bán trái phép vật liệu nổ”, tổng hợp hình phạt là 21-23 năm tù; đề nghị phạt bổ sung từ 200-300 triệu đồng.
Tại Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương, Bùi Hữu Thanh cùng anh em song sinh là Bùi Hữu Giang được xác định có vai trò chủ mưu, đã thỏa thuận, bàn bạc với Châu Thị Mỹ Linh và trực tiếp chỉ đạo các hoạt động khai thác than trái phép.
Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên tổng cộng đối với bị cáo Bùi Hữu Thanh từ 48-60 tháng tù; Bùi Hữu Giang 60-72 tháng tù về 2 tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” và “Mua bán trái phép hóa đơn”; phạt bổ sung mỗi bị cáo từ 200-300 triệu đồng.
Trong vụ án trên, có 33 bị cáo bị đưa ra xét xử về 5 tội danh. |
Các bị cáo Nguyễn Ngô Quyết, cựu Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên; Đỗ Huy Cương và Nguyễn Văn Phong (cựu Trưởng phòng và Phó phòng Kỹ thuật an toàn môi trường) cùng bị đề nghị mức án 15-18 tháng tù giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Các bị cáo trên cũng được đề nghị miễn hình phạt bổ sung.
Các bị cáo tại Sở Tài Nguyên và Môi trường Thái Nguyên gồm Nguyễn Thanh Tuấn, cựu Giám đốc; Nguyễn Thế Giang, cựu Phó giám đốc, cùng bị đề nghị tuyên phạt 4-5 năm tù; Cao Sỹ Linh, chuyên viên Phòng Khoáng sản và Lại Trung Hiếu, Phó chánh Thanh tra sở này bị đề nghị 3-4 năm tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; miễn hình phạt bổ sung.
Về trách nhiệm dân sự, Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử buộc các bị cáo nộp lại số tiền đã được hưởng từ việc khai thác trái phép than, trong đó Châu Thị Mỹ Linh là hơn 151 tỷ đồng; Ngụy Quang Thuyên là gần 10 tỷ đồng; nhóm Công ty Đông Bắc Hải Dương là hơn 213 tỷ đồng; Đàm Hương Huệ là hơn 38 tỷ đồng; Đỗ Thị Luyến gần 1,5 tỷ đồng; Lã Xuân Hữu là hơn 30 tỷ đồng; Trần Ngọc Hán hơn 19 tỷ đồng.
Bùi Hữu Thanh, Bùi Hữu Giang được biết đến là hai "đại gia than lậu", trú tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. |
Theo hồ sơ vụ án, lợi dụng việc Công ty cổ phần Yên Phước được cấp phép khai thác khoáng sản tại Mỏ than Minh Tiến (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên), Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương do hai anh em song sinh Bùi Hữu Thanh, Bùi Hữu Giang góp vốn, đã cấu kết với Linh, đưa công nhân, máy móc vào khai thác trái phép than, khoáng sản, với công suất vượt nhiều lần trữ lượng được cấp phép.
Cụ thể, từ tháng 6/2018 đến tháng 8/2021, các bị cáo đã khai thác tổng khối lượng hơn 3,1 triệu tấn than và khoáng sản đi kèm, trong khi sản lượng được cấp phép chỉ hơn 136 nghìn tấn.
Hai bên thống nhất ký hợp đồng có thời hạn 5 năm, trong đó, Công ty Đông Bắc Hải Dương đầu tư thêm phương tiện, nhân công khai thác đạt công suất tối thiểu 400.000 tấn than/năm; Công ty Yên Phước được hưởng lợi 150.000 đồng/tấn than, 90.000 đồng/tấn bã sàng, 50.000 đồng/m3 đá đen được khai thác.
Để che giấu hoạt động khai thác than trái phép, vượt quá trữ lượng, Châu Thị Mỹ Linh và Công ty Đông Bắc Hải Dương đã tạo lập khống các hợp đồng khai thác than với sản lượng 8.000 tấn/năm; hợp đồng mua bán thành phẩm sau khai thác, và nhiều hóa đơn, chứng từ, nhằm hợp thức việc kê khai, báo cáo với các cơ quan chức năng.
Cùng với đó, Linh chỉ đạo Ngụy Quang Thuyên (nhân viên, được Linh giao quản lý mỏ) lập và ký với Bùi Hữu Khoa (đại diện Công ty Đông Bắc Hải Dựơng) các biên bản nghiệm thu khối lượng than nguyên khai được khai thác hàng tháng chỉ từ 900 đến 1.400 tấn, để phù hợp với sản lượng khai thác ghi tại hợp đồng khống và phù hợp với số lượng than được phép khai thác hàng năm.
Bị cáo Châu Thị Mỹ Linh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Yên Phước, bị cáo buộc có vai trò chủ mưu vụ án. |
Châu Thị Mỹ Linh được xác định đã thu lợi bất chính từ việc khai thác than trái phép là 151,7 tỷ đồng; trong đó có 129 tỷ đồng là tiền Công ty Đông Bắc Hải Dương đã trả lợi nhuận theo thỏa thuận của hợp đồng được ký kết. Bên cạnh đó, còn có các chi phí mua đất, đền bù cho người dân, nộp theo quy định...
Liên quan tới Công ty Đông Bắc Hải Dương, để hợp thức số than lậu đã khai thác được, mang đi tiêu thụ, Thanh và Giang đã chỉ đạo kế toán mua 475 hóa đơn giá trị gia tăng, với tổng giá trị gồm cả thuế là trên 1.600 tỷ đồng. Nguồn tiền để trả cho việc mua hóa đơn chủ yếu lấy từ tiền bán than lậu.
Trong đó, nhóm Công ty Đông Bắc Hải Dương và 5 công ty tại Hải Phòng do Lã Xuân Hữu điều hành đã ký 9 hợp đồng và 4 phụ lục hợp đồng, xuất bán 315 hoá đơn, với tổng giá trị gồm thuế Giá trị gia tăng là hơn 1.097 tỷ đồng.
Tương tự, nhóm này và 6 công ty tại Nam Định do Trần Ngọc Hán điều hành cũng đã ký 7 hợp đồng, xuất bán 80 hóa đơn mặt hàng than các loại, với tổng giá trị gồm thuế Giá trị gia tăng là gần 532 tỷ đồng.
-
Nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh -
Loạt doanh nghiệp đa cấp lĩnh phạt hơn 500 triệu đồng -
TP.HCM: Rà soát 333 công trình chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng -
Lập dự án "ma", chiếm đoạt hơn 539 tỷ đồng, Giám đốc Công ty Angel Lina khai gì? -
Quảng Nam cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh nhạy cảm bằng AI, Deepfake để lừa đảo -
Cuộc chiến chống lãng phí: Khắc khoải và kỳ vọng của doanh nghiệp -
Thiệt hại gần 1.044 tỷ trong vụ ưu đãi giá điện trái quy định
-
1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 -
5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số