
-
Gạo Việt Nam đoạt giải Gạo ngon nhất thế giới 2023
-
Lần đầu tiên tổ chức Festival Quốc tế hàng lúa gạo tại Việt Nam
-
Kết nối giao thương xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam - Trung Quốc
-
Cơ hội hấp dẫn với thị trường tiêu dùng Việt Nam
-
Sắp diễn ra “Lễ hội mua sắm năm 2023” -
Giá xăng RON 95 tiếp tục giảm, về dưới 23.000 đồng/lít
Từ khu công nghiệp xanh tới các nhà máy xanh
Chia sẻ với các nhà đầu tư Hoa Kỳ tại sự kiện kinh doanh gần đây nhất, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (Kinh Bắc) cho hay, các khu công nghiệp (KCN) của Kinh Bắc đều đang hướng đến mô hình KCN xanh.
Kinh Bắc hiện có 30 KCN, thu hút khoảng 7 tỷ USD vốn đầu tư. Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện giảm khí thải trong các KCN rất quan trọng, được doanh nghiệp dành ưu tiên lớn. Khách hàng chính của Kinh Bắc chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, công nghệ cao như LG, Haengsung Electronics…
“Định hướng của Kinh Bắc là chuyển đổi các KCN cũ để tiến lên xanh hơn. Còn với các KCN đầu tư mới, sẽ lắp đặt toàn bộ điện mặt trời áp mái, đảm bảo tiêu chí KCN xanh, hút các nhà đầu tư lớn vào lập nhà máy sản xuất”, ông Đặng Thành Tâm cam kết.
Có thể thấy, người tiêu dùng đang ngày càng ưa chuộng các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc đáp ứng những thay đổi này là cần thiết để duy trì khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước.
Xác định phát triển xanh là sứ mệnh mà các doanh nghiệp phải theo đuổi, nên ngay từ khi bắt đầu hoạt động, Vietjet Air đã thực hiện tiết kiệm nhiên liệu bay, hướng tới các chuyến bay ít phát thải, tối ưu nguồn lực, bảo vệ môi trường.
Bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó tổng giám đốc Vietjet Air cho biết, Vietjet bắt đầu lộ trình giảm thải CO2 từ hơn 10 năm trước, khi mới có vài tàu bay. Đến nay, đội tàu bay hiện đại hơn 100 chiếc của Vietjet có khả năng tiết kiệm 15 - 20% nhiên liệu, cấu hình cũng được tối ưu, giúp chuyên chở được nhiều khách hơn, giảm phát thải trên mỗi hành khách so với các hãng khác tới 25 - 30%.
Bên cạnh đó, Vietjet thực hiện chuyển đổi từ vé giấy sang vé điện tử, sử dụng các phương thức thanh toán online, hạn chế tối đa việc sử dụng giấy, mực in… Trang thiết bị phục vụ trên tàu bay là các vật liệu thân thiện với môi trường, có thể tái chế như tre, dừa, bao bì phân hủy…
Mới đây, tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2023, rất nhiều nội dung được bàn thảo đều xoay quanh các vấn đề về lộ trình hướng đến “net zero”, đầu tư cho sản xuất xanh, hướng đến tăng trưởng xanh, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn, từ cung ứng dịch vụ tới sản xuất trực tiếp…
Chậm chân là thua thiệt
EU là thị trường xuất khẩu lớn của ngành thủy sản Việt Nam. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường 27 nước thành viên EU đạt khoảng 1,25 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành thủy sản đang chịu nhiều áp lực chuyển đổi do EU đang thực thi và chuẩn bị áp dụng nhiều quy định mới liên quan đến phát triển bền vững.
Từ đầu tháng 10/2023, EU thí điểm Cơ chế Điều chỉnh biên giới carbon (CBAM )cho giai đoạn chuyển tiếp, dự kiến thực hiện đầy đủ từ năm 2026.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, từ 1/10/2023 đến hết năm 2025, EU chỉ áp dụng CBAM đối với nhập khẩu sắt thép, xi măng, nhôm, phân bón, điện và hydrogen. Các nhà nhập khẩu những hàng hóa đó của EU phải báo cáo về khối lượng nhập khẩu và lượng phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất và không phải trả bất kỳ khoản phí nào ở giai đoạn này.
Tuy nhiên, từ năm 2026, các nhà nhập khẩu sẽ bị tính thuế carbon, tức là phải mua các chứng chỉ phát thải carbon, tương ứng với lượng phát thải vượt quá tiêu chuẩn của EU.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta chia sẻ, các nhãn hàng lớn và chuỗi kinh doanh quốc tế ngành thủy sản đều tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu để bảo đảm các mục tiêu bền vững nghiêm ngặt và doanh nghiệp Việt không thể đứng ngoài “cuộc chơi”.
“Xu thế này không thể đi ngược, vì vậy, các doanh nghiệp Việt phải bắt tay thực hiện ngay để tồn tại và phát triển, chậm chân là thua thiệt; thậm chí hụt hơi, phá sản”, ông Lực nhấn mạnh.
Năm 2022, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đã được xuất khẩu đi khắp toàn cầu, với giá trị hơn 371 tỷ USD và 10 tháng của năm 2023 đạt 291,3 tỷ USD. Dù đánh giá Việt Nam có thể trở thành nơi cung cấp hàng hóa lớn, nhưng từ Walmart, Aeon, Uniqlo, IKEA… đều khẳng định, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng, giá cạnh tranh, sản phẩm còn phải đáp ứng quy trình sản xuất xanh, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên nhiên liệu đầu vào…
Ông Avineesh Gupta, Phó chủ tịch điều hành phụ trách nguồn cung hàng dệt may và hàng tiêu dùng nhanh của Walmart cho biết, năng lực, khả năng cung ứng, sự ổn định về tài chính, phát triển bền vững và tuân thủ cam kết về môi trường là những nội dung được Walmart chú trọng khi đánh giá và lựa chọn các nhà cung ứng.

-
Kết nối giao thương xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam - Trung Quốc -
Cơ hội hấp dẫn với thị trường tiêu dùng Việt Nam -
Sắp diễn ra “Lễ hội mua sắm năm 2023” -
Giá xăng RON 95 tiếp tục giảm, về dưới 23.000 đồng/lít -
Đắk Nông quảng bá nông sản, du lịch tại Hội chợ Thương mại, du lịch quốc tế Việt-Trung -
Hội chợ quốc tế thúc đẩy giao thương hàng hóa Việt - Trung tại TP. Móng Cái -
Việt Nam xuất khẩu nhiều điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử sang Thổ Nhĩ Kỳ
-
Công ty cơ khí Duy Khanh khánh thành nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM
-
Vietjet khai trương đường bay thẳng Thượng Hải - TP.HCM
-
UNIQLO tăng trưởng ấn tượng sau 4 năm kinh doanh tại Việt Nam
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thúc đẩy phát triển chuỗi đô thị du lịch biển
-
Newtecons là tổng thầu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đến hiện tại thi công, bàn giao thành công dự án căn hộ hàng hiệu
-
“Giải mã” nhóm tính năng giúp VNSC by Finhay giành giải thưởng Công nghệ Fintech Toàn cầu IBSi