
-
Giá dầu sụt giảm hai ngày liên tiếp sau tin OPEC+ sắp tăng sản lượng
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại
![]() |
Bắc Kinh tuần trước "bật đèn xanh" rằng có thể nhập khẩu lúa mạch của Mỹ. Ảnh minh họa: AFP |
Nhập khẩu đậu nành tăng hơn 30%
Trong vòng 10 tuần tính đến ngày 7/5, doanh số ngô và thịt lợn của Mỹ tăng gấp 8 lần, còn doanh số bông vải tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2017, thời điểm trước khi thương chiến Mỹ - Trung nổ ra.
Đậu nành trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Mỹ sang Trung Quốc khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng thêm hơn 30%, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Cụ thể, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,6 triệu tấn đậu nành, 1,19 triệu tấn ngô, 1,17 triệu tấn bông vải cùng 244.532 tấn thịt lợn trong 10 tuần qua.
Theo thỏa thuận thương mại ký với Mỹ đầu tháng 1, Trung Quốc cam kết chi thêm 200 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa dịch vụ từ Mỹ so với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Mỹ năm 2017. Tính riêng mặt hàng nông sản, giá trị mặt hàng này nhập khẩu từ Mỹ ước tính phải đạt 12,5 tỷ USD năm 2020 và con số này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021.
Trung Quốc tăng mua nông sản Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ ra tình hình nhập khẩu mâu thuẫn với thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1.
Ông Trump hồi đầu tháng 5 ca ngợi thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung là “thỏa thuận tuyệt vời”, nhưng đọa sẽ chấm dứt thỏa thuận nếu Trung Quốc không thực hiện cam kết mua hàng. Nhưng 10 ngày sau đó, người đứng đầu Nhà Trắng đăng dòng tweet rằng “100 thỏa thuận thương mại” cũng không thể bù đắp nổi mất mát về người do đại dịch Covid-19 với hàm ý đại dịch bắt nguồn từ Trung Quốc.
Mục tiêu khó hoàn thành
Ngay cả khi Trung Quốc tăng mua nông sản Mỹ, thì nước này khó có cửa thực hiện cam kết mua hàng theo thỏa thuận giai đoạn 1. Nghiên cứu từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson chỉ rõ, theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, Trung Quốc có thể phải chi tới 36,6 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa Mỹ trong năm 2020, tương đương mức bình quân 9,1 tỷ USD mỗi quý. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Mỹ trong quý I/2020 mới đạt hơn một nửa với 5,1 tỷ USD.
Nghiên cứu trên cũng cho thấy, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng khác của Trung Quốc cũng thấp hơn so với mục tiêu theo thỏa thuận. Rõ nhất là tính đến tháng 3/2020, Trung Quốc mới chi 87 triệu USD nhập khẩu các sản phẩm năng lượng, trong khi mục tiêu đề ra là 6,3 tỷ USD.
Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đương đầu với thách thức từ đại dịch khiến tình hình kinh tế trong nước trở nên xấu và nhu cầu nội địa bị kéo tụt. Các nhà đàm phán thương mại của Mỹ tiếp tục gây sức ép lên Bắc Kinh về việc thực hiện cam kết mua hàng, còn Trung Quốc tiếp tục thể hiện thiện chí tuân thủ các cam kết đó.
Ngày 7/5, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã điện đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc về việc tái khẳng định thực hiện thỏa thuận thương mại. Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác và thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, theo Tân Hoa xã.
Trước đó, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh việc Trung Quốc tăng mua nông sản như “hòn đá tảng” trong thỏa thuận thương mại song phương giai đoạn 1. Bắc Kinh tuần trước bật đèn xanh rằng việt quất và lúa mạch của Mỹ có thể được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, năm 2020 nước này sẽ chứng kiến thặng dư kỷ lục các mặt hàng nông sản, trong đó có đậu nành. Bộ này dự kiến tăng cường nhập khẩu ngô trong hai năm 2020-2021 do giá ngô thế giới xuống thấp, đồng thời tiếp tục nhập khẩu đầu nành trong năm 2020 nhằm nỗ lực thực hiện cam kết theo thỏa thuận với Mỹ.
Bộ này dự báo, kim ngạch nhập khẩu bông vải và đậu nành sẽ lần lượt tăng 18% và 3,8% tính đến hết quý III/2020. Các nhà thương mại cho rằng, nhiều quốc gia sẽ hưởng lợi từ động thái tăng mua nông sản của Trung Quốc. Bộ Nông Nghiệp Mỹ dẫn chứng, Brazil đã xuất khẩu lượng hàng hóa kỷ lục sang Trung Quốc trong tháng 3 và tháng 4 khi nhu cầu từ thị trường này tăng mạnh.

-
6 nội dung trọng tâm được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
-
Tổng thống Trump: Mỹ sẽ gửi thư công bố thuế quan cho các đối tác vào ngày 7/7
-
Citibank, UBS và loạt tổ chức tài chính bị Singapore xử phạt sau bê bối rửa tiền
-
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành Luật "Vĩ đại và Tuyệt đẹp" trị giá 4.500 tỷ USD
-
Giá dầu sụt giảm hai ngày liên tiếp sau tin OPEC+ sắp tăng sản lượng -
Mỹ gửi thư công bố mức thuế quan cho các đối tác thương mại -
"Cơn sốt" trên thị trường IPO Hồng Kông đang trở lại -
Tổng thống Trump đe dọa áp thuế quan 35% đối với Nhật Bản -
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại -
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại -
Nhật Bản, Trung Quốc dẫn đầu, thị trường M&A toàn cầu nổi sóng nhờ các thương vụ lớn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower