Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 20 tháng 01 năm 2025,
Tăng sức hấp dẫn cho hệ thống giáo dục thường xuyên
D.Ngân - 21/07/2023 17:24
 
Dù các cơ sở giáo dục thường xuyên đang nỗ lực nâng chất lượng giảng dạy, nhưng hiện nay các cơ sở này vẫn chưa tạo được sức hút với người học.

Nói về kết quả của giáo dục thường xuyên trong năm học 2022-2023, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Đức Minh cho biết, quy mô và mạng lưới các cơ sở giáo dục thường xuyên tại các địa phương về cơ bản được duy trì ổn định trong năm học. 

Dù các cơ sở giáo dục thường xuyên đang nỗ lực nâng chất lượng giảng dạy, nhưng hiện nay các cơ sở này vẫn chưa tạo được sức hút với người học.

Hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên ổn định về mạng lưới và hoạt động, nhiều trung tâm đã chủ động học hỏi, nghiên cứu nhu cầu người học, chủ động đa dạng hóa các chương trình giáo dục thường xuyên, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. 

Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và đào tạo đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT đối với khóa tuyển sinh lớp 10 năm học này. 

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán. 

Các cấp quản lý từ Sở, phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị đã chủ động, tích cực trong công tác chỉ đạo, đặc biệt là việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cho việc triển khai dạy học lớp 10 Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Số lượng 100% giáo viên dạy lớp 10 đã tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chương trình, sách giáo khoa lớp 10. Các đơn vị đã bố trí đủ phòng học, khuyến khích học viên mua đủ sách giáo khoa phục vụ việc học tập.

Theo báo cáo của các Sở giáo dục và đào tạo, đa số các tỉnh vẫn duy trì và huy động số người học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT là 384.866 học viên, tăng hơn 40.000 học viên so với năm học 2021-2022.

Khó khăn, tồn tại của giáo dục thường xuyên được Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên nhìn nhận như vẫn còn địa phương chưa thành lập Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030; 

Việc huy động người mù chữ ra học các lớp xoá mù chữ ở một số địa phương chưa được quan tâm chỉ đạo thường xuyên; chất lượng giáo dục thường xuyên vẫn còn hạn chế, do chất lượng đầu vào thấp;

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu thốn, ít được đầu tư xây dựng, mua sắm; đội ngũ giáo viên biên chế dạy văn hóa tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên chưa đủ về số lượng và cơ cấu, đội ngũ giáo viên hợp đồng lao động không ổn định…

Nhận định đang có sự khập khiễng giữa giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh Nguyễn Thị Bạch Vân đề nghị, cần có chính sách quan tâm hơn nữa tới giáo dục thường xuyên, tăng cường truyền thông về vị trí, vai trò của giáo dục thường xuyên. 

Cũng để nâng cao chất lượng của giáo dục thường xuyên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai Nguyễn Thế Dũng đề nghị Bộ tăng cường tập huấn cho cán bộ, giáo viên về nội dung, phương pháp học tập; có vụ có hướng dẫn cụ thể hơn về thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên mới để các địa phương triển khai.

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023
Ngày sau khi môn thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 kết thúc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức họp báo công bố các thông tin về kỳ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư