-
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh
Điều này càng cấp thiết khi Việt Nam, quốc gia với độ mở của nền kinh tế lên tới 200% GDP, vào năm 2021 đã cùng 146 quốc gia tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) cam kết tới năm 2050 sẽ đưa mức phát thải ròng bằng 0.
Chuyến đi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự COP28, khai mạc vào giữa tuần qua tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, đã khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam về xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Gần đây nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã ban hành Thông tư về việc áp dụng Bộ Chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh từ ngày 15/12 tới, nhằm giảm cường độ phát thải khí nhà kính, xanh hóa các ngành kinh tế, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Với những cam kết trên, áp lực chuyển đổi mô hình sản xuất trong các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ ngày càng lớn, bởi cùng với đầu tư, tiêu dùng, thì xuất khẩu là trụ cột quan trọng của tăng trưởng khi quy mô xuất khẩu của nền kinh tế vượt 370 tỷ USD trong năm 2022 và sẽ sớm vượt 400 tỷ USD trong tương lai rất gần.
Về tổng thể, một trong những tín hiệu tích cực là tư duy của doanh nghiệp trong đầu tư sản xuất xanh đã có chuyển biến, song còn chậm. Nguyên nhân chính là do nhận thức chưa đồng đều, do thiếu nguồn lực tài chính, công nghệ, do thiếu nhân lực thực thi…
Điều đáng nói là theo khảo sát mới đây của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có tới 88 - 93% doanh nghiệp và các chủ thể liên quan khác nhau chưa từng biết tới hoặc chỉ nghe nói sơ qua về Thỏa thuận Xanh và các chính sách, quy định cụ thể mà EU đã thực hiện đến thời điểm này, dù đây là khu vực thị trường nhập khẩu gần 50 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam mỗi năm, với danh mục hàng xuất khẩu rất đa dạng. Như vậy, khi EU từng bước thực thi các mục tiêu trong Thỏa thuận Xanh, thì các hoạt động kinh doanh với thị trường EU, trong đó có sản xuất, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào thị trường này chắc chắn sẽ bị tác động.
Sự xoay chuyển của xu hướng tiêu dùng mới, với sản phẩm đề cao yếu tố “xanh, sạch”, vòng đời sản phẩm dài hơn, thậm chí có thể tái chế như yêu cầu với hàng dệt may xuất khẩu sang châu Âu trong những năm tới đang đặt các ngành xuất khẩu, với kim ngạch từ vài chục triệu USD tới vài chục tỷ USD vào thế không còn đường lùi. Hẳn nhiên, áp lực chuyển đổi mô hình sản xuất trong mỗi lĩnh vực, quy mô mỗi doanh nghiệp sẽ không giống nhau.
Đơn cử, ngành lâm sản, từng đem về doanh thu xuất khẩu năm cao điểm là 17 tỷ USD, hiện phải đối mặt với nguy cơ thu hẹp thị trường xuất khẩu nếu chậm đáp ứng tiêu chuẩn xanh, không gây phá rừng mà Mỹ, EU áp dụng vào năm 2027. Có nghĩa, việc chuyển đổi xanh của doanh nghiệp ngành gỗ là cấp bách vì mốc thời gian khá gần. Ngoài ra, nhiều khả năng EU và Mỹ cũng sẽ kiểm soát đánh giá hàm lượng carbon trong sản phẩm nhập khẩu. Nếu hàm lượng carbon cao hơn quy định, thì nhà xuất khẩu phải nộp thuế carbon. Khi đó, hiệu quả từ xuất khẩu chắc chắn sẽ giảm.
Tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn không chỉ là xu thế, mà chính là tương lai của nhiều ngành sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Xu hướng xuất khẩu xanh đang tạo luật chơi mới về thương mại toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi này.
Bối cảnh trên đòi hỏi doanh nghiệp cần hiểu rõ thị hiếu, xu hướng và đặc điểm thị trường, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp để không bị loại khỏi cuộc chơi trên thị trường quốc tế. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần sớm chuyển đổi mô hình sản xuất, giảm khai thác tài nguyên thô, từng bước tham gia chuỗi sản xuất xanh. Doanh nghiệp sản xuất nào hành động sớm, thì sẽ có nhiều lợi thế, bởi không chỉ xuất khẩu được sản phẩm với giá cao hơn, thêm lợi thế trong đàm phán đơn hàng, mà còn có thể nhận được “tín dụng xanh” từ các tổ chức, trong đó có các tổ chức tài chính quốc tế nếu làm tốt mô hình sản xuất xanh.
-
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025